【ket qua chivas】Bước tiến trong phát triển đô thị
作者:Cúp C1 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 18:38:57 评论数:
(CMO) Sau 16 năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh uỷ khoá XIII về phát triển đô thị tỉnh Cà Mau, hệ thống các đô thị trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả khả quan. Kinh tế khu vực đô thị góp phần quan trọng kích thích sự tăng trưởng nhanh của địa phương.
Hệ thống đô thị Cà Mau hiện có 21 đô thị, gồm 1 đô thị loại II (TP Cà Mau); 2 đô thị loại IV (thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời và thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn); 18 đô thị loại V (gồm các thị trấn: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Cái Ðôi Vàm, Ðầm Dơi, Rạch Gốc; đô thị các xã: Trí Phải, Khánh Bình Tây, Hàm Rồng, Ðất Mũi, Thanh Tùng, Nguyễn Huân, Tân Thuận, Hàng Vịnh, Thạnh Phú, Tân Hưng, Phú Tân).
Cùng với chú trọng phát triển đô thị, tỷ lệ đô thị hoá toàn tỉnh cũng có bước tiến quan trọng, đạt 28,4%. Hiện, mức đóng góp của khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau về phát triển kinh tế đạt khoảng 55% GRDP toàn tỉnh. Minh chứng dễ nhận thấy nhất là cơ cấu kinh tế đô thị đã chuyển dịch mạnh sang hướng dịch vụ, thương mại; chất lượng sống của dân cư đô thị từng bước được nâng cao.
Ðến nay, qua rà soát cho thấy công tác quy hoạch xây dựng đô thị ở tỉnh được chú trọng, tất cả các đô thị trên địa bàn huyện đều đã được lập quy hoạch chung xây dựng, riêng TP Cà Mau quy hoạch phân khu xây dựng khu vực nội thị đạt 66,32%; một số quy hoạch xây dựng đã được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch. Công tác chỉnh trang đô thị, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội từng bước được quan tâm đầu tư, hoàn thiện.
Quy hoạch và phát triển đô thị Tân Thuận cùng với các công trình trọng điểm trục Ðông - Tây sẽ mở ra nhiều kỳ vọng mới cho đô thị biển vùng giáp ranh trong tương lai. |
Song, theo nhận xét của các sở, ngành tỉnh Cà Mau, chất lượng đô thị trên địa bàn tỉnh không đồng đều đối với từng loại đô thị; các chỉ tiêu phát triển của các đô thị động lực vẫn chưa hoàn thiện; chất lượng quy hoạch xây dựng đô thị chưa cao, chưa phù hợp với diễn biến để thích ứng với biến đổi khí hậu, chưa đảm bảo đồng bộ giữa các khu vực quy hoạch phát triển mới và cải tạo, chỉnh trang các khu đô thị hiện có.
Công tác quản lý Nhà nước về thực thi quy hoạch xây dựng còn hạn chế, đầu tư xây dựng tại nhiều khu vực, dự án còn manh mún, mang tính tự phát, thiếu điều tiết quản lý tổng thể. Nhiều khu vực đô thị chưa được đầu tư đúng mức, chưa thực sự đáp ứng tình hình thực tế và mục tiêu đặt ra. Việc triển khai hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung còn chậm, chưa đồng bộ.
Công tác quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị còn một số tồn tại, bất hợp lý; không gian sinh hoạt công cộng như công viên, khu vui chơi giải trí... chưa được đầu tư đầy đủ; kiến trúc công trình, không gian cảnh quan đô thị còn phát triển tự phát; bộ mặt kiến trúc chưa khẳng định được tính đặc thù của địa phương, hình thái đô thị chưa rõ rệt. Việc huy động nguồn lực đầu tư xây dựng, phát triển các đô thị thời gian qua còn hạn chế.
Nguyên nhân được phân tích là do hầu hết các đô thị chủ yếu phát triển trên nền hệ thống cũ, không đồng bộ và hạn chế về không gian phát triển. Hệ thống đô thị mới chưa đáp ứng yêu cầu phát triển do hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải đầu tư mới trong khi nguồn lực thực hiện có hạn. Những chủ trương, chính sách về quản lý, phát triển đô thị trong những năm gần đây có nhiều thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến các chương trình, kế hoạch đầu tư phát triển đô thị của tỉnh.
Như tại thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, theo báo cáo mới nhất từ UBND thị trấn, hiện địa phương đang còn gặp nhiều khó khăn về quy hoạch, giao thông đô thị, môi trường và an toàn thực phẩm, thông tin truyền thông, việc làm và thu nhập cũng như tỷ lệ hộ nghèo… kể cả tiêu chí y tế và giáo dục cũng chưa đạt theo quy định. Nguyên nhân căn cơ nhất về những hạn chế nói trên đều xuất phát từ nền tảng thấp. Từ những năm đầu tái lập huyện Ngọc Hiển, kết cấu hạ tầng giao thông toàn huyện nói chung, Rạch Gốc nói riêng đều yếu kém, nguồn lực để xây dựng các công trình còn nhiều hạn chế; chính sách về đất đai chậm được tháo gỡ…
Sau khi nhìn nhận thẳng thắn những hạn chế, địa phương cũng đồng thời nhanh chóng đề ra nhiều giải pháp thực thi phù hợp trong tương lai. Trong đó, khẩn trương xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm lấn chiếm đất công, đảm bảo mỹ quan đô thị, an toàn giao thông.
Một vấn đề đặt ra trong tiến trình xây dựng hoàn thiện hệ thống đô thị ở Cà Mau thời gian tới là xác định được lộ trình phát triển đô thị theo các tiêu chí quy định; đề xuất được các giải pháp nâng cao trình độ quản lý đô thị xứng tầm với từng loại đô thị; làm rõ và sắp xếp thứ tự ưu tiên để huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống đô thị từng giai đoạn.
Tỉnh đề ra nhiệm vụ cụ thể đến năm 2025, ngoài phát triển các đô thị: Cái Nước, Ðầm Dơi và Trần Văn Thời lên đô thị loại IV thì cùng lúc tập trung phát triển TP Cà Mau cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại I. Riêng 2 đô thị Tân Thuận (Ðầm Dơi), Rạch Gốc (Ngọc Hiển), triển khai quy hoạch và tổ chức thực hiện để phát triển nhanh và mạnh, trở thành các đô thị động lực trong tương lai với lợi thế thúc đẩy phát triển kinh tế biển về công nghiệp thuỷ sản, năng lượng và logistics của tỉnh.
Ðã qua, với những công trình trọng điểm của tỉnh, của quốc gia được đầu tư trên địa bàn, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi và thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển đang từng ngày đổi mới.
Là xã ven biển nằm về hướng Ðông, cách trung tâm huyện Ðầm Dơi khoảng 30 km, có hệ thống sông ngòi dày đặc, có 3 cửa sông thông ra biển, có bờ biển dài 8 km; hiện Tân Thuận đã đạt 8/19 tiêu chí nông thôn mới. Theo thông tin mới nhất từ UBND xã, đến tháng 8/2022, tổng số hộ sử dụng điện kế chính toàn xã đạt 95,33%. Hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo phủ sóng mạng Internet không dây trên toàn địa bàn; có trên 90% hộ dân sử dụng mạng Internet không dây (3G, 4G) thông qua các nhà cung cấp dịch vụ mạng. Hoạt động sản xuất kinh doanh nhộn nhịp, thu hút nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh. Ðời sống người dân từng bước phát triển.
Cùng với các chính sách thu hút, việc ưu tiên phát triển năng lượng sạch như điện gió cũng dần phát huy lợi thế của các đô thị ven biển Cà Mau. |
Rạch Gốc là đô thị động lực của huyện Ngọc Hiển, có nhiều thuận lợi phát huy cảng biển, kết nối tuyến hành lang ven biển, trung tâm trung chuyển hải sản… Qua hơn 10 năm xây dựng văn minh đô thị, đến năm 2021, Rạch Gốc đạt 2/4 tiêu chuẩn, 21/26 tiêu chí, 60/67 nội dung. Song, thị trấn đang còn nhiều lo lắng về giữ chuẩn.
“Nhiều nội dung đã đạt nhưng có thể mất chuẩn trong năm 2022 như tỷ lệ hộ nghèo (hiện hộ nghèo thị trấn là 3,6%, trong khi quy định dưới 2%). Mặt khác, do xuất phát điểm về hạ tầng của thị trấn thấp, nguồn lực đầu tư còn hạn chế, trong khi một số nội dung, tiêu chí đòi hỏi phải có sự đầu tư cao, nhất là về vốn”, ông Huỳnh Thanh Ðảm, Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, chia sẻ.
Ông Mã Minh Tâm, Giám đốc Sở Xây dựng, thông tin: “Giai đoạn 2022-2025, đô thị Tân Thuận và đô thị Rạch Gốc dự kiến trở thành chuỗi đô thị động lực của tỉnh và trong chương trình phát triển đô thị đã cụ thể hoá để từng bước quy hoạch, đầu tư các tiêu chuẩn cần thiết. Riêng Tân Thuận đã được bổ sung vào quy hoạch tỉnh với kỳ vọng đón đầu tuyến Ðông - Tây và cầu Gành Hào”.
Với quyết tâm chính trị và những dự kiến đầu tư, phát triển phù hợp quy hoạch, dù là đô thị mới như Tân Thuận, hay đô thị xuất phát điểm thấp về hạ tầng như Rạch Gốc trong thời gian không xa sẽ phát huy tiềm năng, lợi thế là điều tất yếu./.
Phong Phú