TPHCM xem xét bán lương thực,đãcóchợtruyềnthốnghoạtđộngtrởlạtepatitlan thực phẩm thiết yếu tại chợ truyền thống | |
TPHCM đưa công nghệ vào tổ chức hoạt động các chợ truyền thống |
Người dân mua sắm tại chợ Bến Thành trong những ngày đầu mở cửa trở lại. Ảnh T.D |
Dự kiến, ngày 8/10 sẽ có thêm 3 chợ truyền thống được mở cửa trở lại trong bối cảnh các quận, huyện đang thận trọng, từng bước chuẩn bị kế hoạch mở lại chợ truyền thống đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
Về nguồn hàng về chợ đầu mối, ông cho biết loại hình này chưa hoạt động trở lại nhưng có khu tập kết trung chuyển hàng đang hoạt động ổn định, nguồn hàng về TPHCM tăng dần so với trước ngày 1/10.
Cụ thể, nếu trước ngày 1/10, số lượng hàng hóa về các điểm tập kết đạt 800 – 900 tấn/ngày thì bây giờ tăng thành 1.100 – 1.200 tấn/ngày. Tình hình cung ứng hàng hóa ngày càng ổn định, đáp ứng nhu cầu mua sắm cho người dân.
Trả lời câu hỏi của báo chí về chợ tự phát xuất hiện xung quanh các chợ truyền thống được mở cửa trở lại, ông Lê Huỳnh Minh Tú khẳng định, hiện nay, chủ trương của thành phố chỉ đang cho phép chợ truyền thống hoạt động lại, dần dần mở rộng cho chợ đầu mối trên cơ sở thực hiện đầy đủ biện pháp phòng chống dịch để đảm bảo an toàn cho người đến mua sắm, cũng như các tiểu thương kinh doanh ở đây.
Đối với các khu vực chợ tự phát, các nơi bán tự phát, cơ quan chính quyền địa phương chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, phải kiên quyết xử lý việc buôn bán này, không để xảy ra buôn bán ngoài khu vực chợ truyền thống.
“Hoạt động của chợ tự phát là gây mất an toàn phòng chống dịch. Chúng tôi kêu gọi người dân Thành phố không ủng hộ việc mua sắm tại các điểm bán hàng tự phát ngoài chợ truyền thống”, ông Tú khuyến cáo.
Đánh giá hiệu quả phòng, chống dịch của TPHCM sau 1 tuần bình thường mới, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TPHCM Phạm Đức Hải cho biết đa số người dân nhanh chóng thích ứng an toàn, linh hoạt trong điều kiện bình thường mới.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh hoạt động trở lại, phục vụ việc sản xuất, kinh doanh ngày càng thuận lợi, đáp ứng nhu cầu đông đảo của người dân, tạo ra nhiều công ăn việc làm; công tác phòng chống dịch ngày càng đạt nhiều hiệu quả tích cực.
Tính đến 6/10, TPHCM đã có 19 quận, huyện và thành phố Thủ Đức được đề nghị công nhận kiểm soát dịch.