| 34 doanh nghiệp khai thác,ạmcấmxuấtkhẩuthantrongthákết quả hoffenheim kinh doanh than của Indonesia bị cấm xuất khẩu | | Xuất khẩu than phải đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn tiêu thụ trong nước |
| Ảnh minh hoạ. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Cụ thể, lệnh tạm thời cấm xuất khẩu áp dụng đối với tất cả các đối tượng là doanh nghiệp khai thác, kinh doanh than có các giấy phép: IUP (kinh doanh khai thác mỏ-Mining Business License); IUPK (kinh doanh khai thác, sản xuất, vận hành mỏ- Production Operation Special Mining Business License) và PKP2B (hợp đồng đặc nhượng-Concession Agreement). Theo Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia, việc tạm cấm xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung than nguyên liệu cho các nhà máy điện than của Indonesia, ngăn ngừa rủi ro thiếu điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nước này; đồng thời buộc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh than phải hoàn thành nghĩa vụ cung ứng 25% tổng lượng than xuất khẩu cho thị trường nội địa. Theo số liệu Bộ này đưa ra, tính tới ngày 1/1/2021, trong tổng số 5,1 triệu tấn than các doanh nghiệp than phải có nghĩa vụ cung cấp cho thị trường nội địa theo quy định của Chính phủ, mới chỉ có 35.000 tấn than được các doanh nghiệp than nước này cung ứng. Điều này sẽ gây ra rủi ro thiếu hụt điện nghiêm trọng, trên diện rộng với gần 20 nhà máy điện với tổng công suất 10.850 MW sẽ phải ngưng hoạt động do thiếu nguyên liệu. Chính phủ Indonesia cho biết, khi nguồn cung than nôi địa được đáp ứng đầy đủ, các doanh nghiệp sản xuất than sẽ được nối lại hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Thương vụ Việt Nam tại Indonesia thông tin, thông báo tạm ngừng cấm xuất khẩu than của Chính phủ Indonesia hoàn toàn bất ngờ đối với cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu than Indonesia. Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh than Indonesia cho rằng đây là một quyết định quá vội vã, bất ngờ, không có bất cứ sự tham vấn nào với cộng đồng doanh nghiệp than Indonesia và đã yêu cầu Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia rút lại quyết định cấm xuất khẩu than này. Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia cũng bày tỏ quan điểm cho rằng quyết định của Chính phủ Indonesia là quá vội vã, thiên vị. Các doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc khôi phục kinh tế của đất nước, bất cứ chính sách nào của Chính phủ đều có tác động tới cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế. Do vậy, chính sách cấm xuất khẩu than cần phải thảo luận với cộng động doanh nghiệp. Trước việc Indonesia tạm cấm xuất khẩu than trong tháng 1/2022, Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp nhập khẩu than của Việt Nam cần nhanh chóng liên hệ với các các doanh nghiệp (đối tác) xuất khẩu than Indonesia để tìm giải pháp cho các đơn hàng giao trong tháng 1/2022 (nếu có). Đồng thời, cần theo dõi chặt chẽ các thông tin cập nhật về chính sách, quản lý điều hành liên quan tới mặt hàng than tại trang tin điện tử Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia hoặc thông qua Thương vụ Việt Nam tại Indonesia. Than đá là mặt hàng có trị giá nhập khẩu hàng đầu trong số các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Indonesia. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2021, tổng nhập khẩu của Việt Nam từ Indonesia đạt 5,49 tỷ USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, than đá là mặt có trị giá nhập khẩu lớn nhất trong kỳ đạt 1,03 tỷ USD, tăng 69,1% so với cùng kỳ năm trước. |
|