Khoản nào phải cộng vào trị giá giao dịch?ệpchâuÂuquantâmđếntrịgiáhảtỷ số bóng đá sáng nay
Tại hội nghị đối thoại với Cục Hải quan TP.HCM, một số DN châu Âu nhập khẩu hàng hóa nêu: thời gian qua DN gặp nhiều vướng mắc liên quan đến việc xác định các khoản phải cộng vào trị giá giao dịch. Giải thích nội dung này, ông Nguyễn Quốc Toản, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Thuế XNK - Cục Hải quan TP.HCM cho biết, nội dung này được quy định tại khoản 6, Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ. Trị giá hải quan hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên trên cơ sở áp dụng Hiệp định chung về thuế quan và thương mại hoặc theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Chi phí vận tải và chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên, không bao gồm chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên. Trường hợp các chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên đã bao gồm trong chi phí vận tải quốc tế hoặc đã bao gồm trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán thì được trừ ra khỏi trị giá hải quan của hàng hoá nhập khẩu nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.
Bên cạnh đó, căn cứ công văn số 3581/TCHQ-TXNK ngày 20/6/2018 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thì chi phí sau khi hàng hóa nhập khẩu đã bốc, dỡ từ tàu xuống cảng (cửa khẩu đầu tiên), sau đó phát sinh chi phí bao gồm C.I.C, D/O, vệ sinh container không phải là khoản phải cộng vào trị giá giao dịch nếu người nhập khẩu không ký hợp đồng với hãng vận chuyển hàng hóa.
Liên quan đến vấn đề gia công lại, thuê gia công cũng được các DN châu Âu quan tâm, nêu nhiều vướng mắc. Giải thích cho DN, Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13, thì "Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu" thuộc đối tượng được miễn thuế. Căn cứ Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ không quy định cho trường hợp DN nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo loại hình sản xuất xuất khẩu sau đó thuê gia công lại một vài công đoạn rồi nhận lại sản phẩm để xuất khẩu hoặc tiếp tục sản xuất để xuất khẩu. Tuy nhiên, DN lưu ý khi đăng ký loại hình nhập sản xuất - xuất khẩu: Cơ quan Hải quan chỉ xét miễn thuế khi DN có năng lực sản xuất, có đầy đủ năng lực nhà xưởng, công nhân và phải trực tiếp sản xuất. Đối với trường hợp thuê lại đơn vị khác gia công một phần sẽ không được miễn thuế.
Sử dụng tham vấn một lần
Liên quan đến trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu- một trong những nội dung các DN châu Âu luôn quan tâm và đặt nhiều câu hỏi trong những lần đối thoại, ông Nguyễn Quốc Toản cho biết, trị giá hải quan có nhiều đổi mới. Đó là, DN được quyền yêu cầu cơ quan Hải quan tham vấn 1 lần và sử dụng kết quả nhiều lần. DN không cần đến tham vấn. Hải quan sẽ tự kiểm tra và thông báo cho DN kết quả của thông báo tham vấn trước đó. Điều kiện để được áp dụng tham vấn 1 lần, đó là giá cả của hàng hóa mà DN nhập khẩu không thay đổi so với giống hệt, tương tự đã có kết quả tham vấn trước đó. Cùng với đó, trong thời hạn làm thủ tục, người khai hải quan có trách nhiệm đề nghị cơ quan hải quan áp dụng kết quả tham vấn của lần tham vấn trước cho các lần xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo thông qua hệ thống hoặc thông báo nghi vấn trị giá hải quan.
Trách nhiệm của cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra thông tin, dữ liệu và thông báo kết quả thông qua Hệ thống hoặc bằng văn bản (đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai giấy). DN chỉ đến tham vấn 1 lần (lần đầu), từ lần 2 trở đi DN không cần đến tham vấn mà chỉ cần yêu cầu Hải quan căn cứ Thông báo lần 1 để tính thuế cho lần 2 trở đi.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Toản cũng lưu ý các DN, cơ quan Hải quan sẽ bác bỏ giá khai báo của DN trong các trường hợp: Cơ quan Hải quan phát hiện hồ sơ khai báo là giả mạo, hồ sơ có sự mâu thuẫn; Cơ quan Hải quan chứng minh hồ sơ không thỏa mãn 1 trong 4 điều kiện của phương pháp trị giá giao dịch; DN không khai báo khoản cộng vào giá giao dịch; Nhà sản xuất thông tin cho Hải quan về giá khai báo của DN không đúng; Có đơn tố cáo mà cơ quan Hải quan xác minh là có thật.
DN đặc biệt lưu ý, khi cơ quan Hải quan nghi vấn và thông báo thời gian tham vấn, DN cần cố gắng sắp xếp và cử người (giấy ủy quyền của giám đốc) đến làm việc với Hải quan. Làm việc xong phải ký biên bản làm việc và nhận ngay biên bản tham vấn. Trong biên bản Hải quan sẽ kết luận ngay kết quả tham vấn và đưa ra mức giá tính thuế.
Hiệp hội DN châu Âu cho rằng, Đại lý hải quan hoạt động manh mún, yếu và không đồng bộ. Do vậy, các DN rất mong cơ quan Hải quan hỗ trợ về giải pháp, đồng hành và nâng cao vai trò của Đại lý hải quan để tăng cường tính tuân thủ pháp luật, minh bạch thông tin và hoạt động của đại lý hải quan hiệu quả hơn trong tương lai. Ghi nhận kiến nghị của DN, ông Nguyễn Thanh Long, Phó Trưởng phòng giám sát quản lý- Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, trong thời gian qua, cơ quan Hải quan đã quan tâm xây dựng và phát triển đại lý hải quan trong việc đào tạo, tổ chức thi, cấp chứng chỉ đại lý hải quan và công nhận các đại lý hải quan. Cơ quan Hải quan cũng luôn xác định đại lý hải quan là “cánh tay nối dài” của cơ quan Hải quan trong việc làm thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa; giúp cơ quan Hải quan nâng cao hiệu quả quản lý trong lĩnh vực hải quan. Chính vì vậy cơ quan Hải quan đã tạo mọi điều kiện để các đại lý hải quan phát triển. Tuy nhiên, việc phát triển đại lý hải quan không chỉ do cơ quan Hải quan tác động mà còn do chính các đại lý hải quan, cộng đồng DN và chính sách của Nhà nước tác động. Để phát triển đại lý hải quan một cách đồng bộ và vững chắc, đòi hỏi Nhà nước phải có một chính sách cụ thể, phù hợp; các DN phải thay đổi thói quen tự làm thủ tục hoặc làm thủ tục qua các công ty dịch vụ không đảm bảo chất lượng dịch vụ và các đại lý hải quan phải chứng minh năng lực, ưu thế của mình để các DN, cơ quan hải quan tin tưởng, đồng hành trong việc thúc đẩy phát triển các đại lý hải quan. |