【mobile bongdaso】Tái cơ cấu chi tiêu công: Kỷ luật ngân sách phải được siết chặt
* PV: Vài năm gần đây,áicơcấuchitiêucôngKỷluậtngânsáchphảiđượcsiếtchặmobile bongdaso cùng với tình hình kinh tế có nhiều biến động thì cân đối ngân sách cũng đối mặt với nhiều khó khăn lớn như bội chi, nợ công ngày càng tăng. Theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?
- TS. Vũ Đình Ánh:Trước hết, phải thấy rằng tình hình ngân sách khó khăn không bắt nguồn từ thu ngân sách kém bởi năm nào thu ngân sách cũng vượt dự toán. Tuy nhiên, cùng với đó thì chi cũng vượt dự toán. Nguồn gốc của tình trạng căng thẳng ngân sách, mặc dù thu ngân sách cố gắng, là không đáp ứng nổi nhu cầu chi tăng mạnh. Trong đó, vấn đề đã được nhắc đi nhắc lại nhiều là kỷ luật chi ngân sách. Rất nhiều khoản mục chi vượt dự toán, từ chi thường xuyên đến chi đầu tư. Đặc biệt là chi thường xuyên những năm gần đây tăng rất nhanh trong cơ cấu ngân sách.
* PV: Đã có nhiều giải pháp được đề ra để giảm chi tiêu thường xuyên, cùng với cả đề án tái cơ cấu đầu tư công để chi đầu tư công hiệu quả hơn, nhằm tăng tính bền vững cho ngân sách. Tuy nhiên các giải pháp này chưa có kết quả rõ rệt, theo ông nguyên nhân do đâu?
- TS. Vũ Đình Ánh:Đúng vậy, chi thường xuyên của chúng ta đã tăng rất nhanh trong những năm qua. Theo tôi, nguyên nhân đầu tiên là do chúng ta không đạt mục tiêu tinh giản biên chế, để cho đội ngũ hưởng lương từ ngân sách ngày càng tăng. Vì các bộ máy, tổ chức được hưởng ngân sách quá lớn như vậy, mà ngân sách có hạn nên dù nhiều lần tăng lương vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết để đảm bảo công việc. Hơn nữa chúng ta lại phân bổ theo định mức, không gắn với kết quả công việc nên cuối cùng là hiệu quả công việc không cao, trong khi các hệ thống, bộ máy thì lại chồng chéo về chức năng.
|
Đối với chi đầu tư, bên cạnh câu chuyện về đầu tư công kém hiệu quả, thất thoát lãng phí, còn một vấn đề liên quan đến cân đối ngân sách. Đó là mặc dù Bộ Tài chính là cơ quan điều hành ngân sách, chịu trách nhiệm về tài chính quốc gia, nhưng trong lập dự toán hàng năm, một mảng lớn trong chi ngân sách là chi đầu tư phát triển do Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, và nguồn chi đầu tư lại đưa vào cân đối chung của ngân sách. Đây chính là câu chuyện được gọi là “ngân sách kép”. Việc có hai cơ quan cùng tham gia quy trình ngân sách như vậy, theo kinh nghiệm quốc tế, sẽ dẫn đến khó khăn trong giám sát thực hiện, hay bất cân đối về cơ cấu. Như một tình trạng gần đây trong quyết toán ngân sách đã cho thấy, chi giải ngân ODA hàng năm cho đầu tư được để trong dự toán rất thấp, nhưng giải ngân quyết toán cuối năm thường cao hơn nhiều, gây mất cân đối lớn cho ngân sách.
* PV: Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đang xây dựng đề án lớn về tái cơ cấu chi tiêu công. Theo ông đâu là những điểm mấu chốt cần tập trung trong việc tái cơ cấu chi tiêu công?
- TS. Vũ Đình Ánh: Theo tôi, điều quan trọng đầu tiên là phải siết chặt kỷ luật ngân sách, kỷ cương tài chính, bắt đầu từ chấm dứt chi vượt dự toán. Từ đó, sẽ dùng dự toán như là công cụ tài chính để thực hiện các cải cách cần thiết. Chẳng hạn, ngành Tài chính không thể kêu gọi các ngành, địa phương cải cách hành chính, nhưng có thể “ép” thông qua công cụ tài chính, siết chặt chỉ tiêu về chi ngân sách.
Đối với bộ máy nhà nước nói chung, vấn đề là làm sao để chi thường xuyên đúng chỗ, hiệu quả. Theo tôi, phải sắp xếp lại hệ thống thụ hưởng ngân sách, đối tượng nào thực sự cần phải hỗ trợ thì hỗ trợ đủ mức cần thiết theo thực tế. Những đối tượng không nhất thiết hỗ trợ có thể chia làm 2 loại, một là những đối tượng dứt khoát không cần hỗ trợ thì dừng lại, hai là những đối tượng giảm dần hỗ trợ theo lộ trình để cho họ tự chủ dần. Hiện nay, cũng có rất nhiều đơn vị đang được hỗ trợ từ ngân sách, nhưng đồng thời vẫn có nguồn thu lớn từ hoạt động của họ. Về nguyên tắc, họ không cần được ngân sách hỗ trợ, nhưng họ vẫn “xin”. Với nhóm này, nếu rà soát và tách ra khỏi chi ngân sách thì sẽ tiết kiệm được khoản chi cũng rất lớn.
Một nhóm đối tượng nữa cũng hưởng hỗ trợ từ ngân sách dù không phải bộ máy chính quyền là các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp. Theo Tổng cục Thống kê, nhóm này thời gian qua có tốc độ tăng nhân sự nhanh nhất so với khu vực hành chính sự nghiệp. Theo tôi, những tổ chức này cũng phải thực hiện tinh giản biên chế tương tự như khu vực hành chính sự nghiệp. Đối với nhiều tổ chức xã hội nghề nghiệp phải mạnh dạn chuyển sang tự chủ, phí hoạt động phải thu từ hội viên chứ không phải từ ngân sách, ngân sách chỉ hỗ trợ khi có điều kiện, có nhu cầu. Bên cạnh đó, rất nhiều tài sản nhà nước đang được các cơ quan, tổ chức nắm giữ và hiện tượng sử dụng sai mục đích rất phổ biến. Nếu được rà soát, tổ chức và khai thác hiệu quả hơn thì sẽ là khoản thu lớn cho ngân sách.
Nếu thực hiện được những điều này, chi thường xuyên sẽ được cải thiện tích cực, tỷ trọng chi đầu tư sẽ có điều kiện tăng lên và đem lại cơ cấu ngân sách bền vững, lành mạnh.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Phượng - Yến (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·'Năm qua, tôi đã làm gì...'
- ·Từ Duyên giang bát hàng đến Gia Hội phố 36 nhà hàng
- ·Bảo vệ di sản quý báu của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất
- ·Chelsea trở thành điểm đến nóng nhất của Mbappe
- ·Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...
- ·Tặng Huân chương Chiến công cho tập thể và 5 cá nhân thuộc TCHQ
- ·Quản lý rủi ro để giảm kiểm tra chuyên ngành
- ·Thêm điển tích về đầm phá
- ·Chương trình ‘Bánh chưng xanh
- ·Triển vọng hợp tác báo chí truyền thông Việt Nam
- ·Tìm ra thủ phạm khiến hàng loạt ô tô cán đinh sắt ‘khủng’ ở Bình Dương
- ·Sinh nhật của Lin
- ·Haaland lộ vũ khí bí mật, Pep Guardiola đòi gọi Chủ tịch Man City
- ·Chủ quyền biển đảo Việt Nam trong lịch sử
- ·Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- ·Sẽ có trại sáng tác điêu khắc quốc tế “Ấn tượng Huế, Việt Nam”
- ·Ươm mầm tình yêu di sản
- ·Nhiều lễ hội được phục hồi góp phần phát huy giá trị văn hóa
- ·Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
- ·Đổi mới, nâng chất lượng các hoạt động lễ hội