【kết quả moldova】Chính phủ yêu cầu đảm bảo thanh khoản nền kinh tế, ổn định thị trường chứng khoán
“Ổn định tài chính công tạo dư địa tốt để xử lý những khó khăn của nền kinh tế” | |
IMF: Kinh tế thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2023 | |
Dự toán ngân sách phù hợp với bối cảnh kinh tế cho năm 2023 |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn phát biểu tại họp báo. Ảnh: H.Dịu |
Chiều 3/1, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ để thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và cả năm 2022.
Buổi họp báo diễn ra ngay sau Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2022 diễn ra cùng ngày dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Thông tin về kết quả phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn cho biết, lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các đại biểu thống nhất ý kiến, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự chung sức, đồng lòng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế…, kinh tế - xã hội nước ta năm 2022 có nhiều khởi sắc, tiếp tục phục hồi tích cực và tăng trưởng cao, đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện.
Cụ thể là tăng trưởng GDP đạt 8,02%, vượt xa mục tiêu đề ra (6-6,5%), cao nhất trong 10 năm qua, nâng quy mô nền kinh tế lên 409 tỷ USD. Có 59/63 địa phương tăng trưởng từ 6,5% trở lên, trong đó, nhiều địa phương tăng trưởng cao. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm tăng 3,15%, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra. Các cân đối lớn được bảo đảm, thu NSNN vượt 27,8% dự toán (tăng 392 nghìn tỷ đồng); kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5%, xuất siêu 11,2 tỷ USD…
Nhưng theo Người phát ngôn Chính phủ, các đại biểu tham dự hội nghị cũng thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, thách thức, hạn chế, tồn tại cần tập trung ứng phó, khắc phục, xử lý một cách quyết liệt và hiệu quả trong năm 2023 và giai đoạn tới.
Trong đó nổi lên là sức ép lạm phát cả bên trong và bên ngoài còn lớn; giải ngân vốn đầu tư công, triển khai thực hiện một số chính sách còn chậm. Các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực gặp khó khăn. Phản ứng chính sách của một số bộ, ngành để khắc phục hiện tượng thiếu xăng dầu cục bộ còn chậm…
Vì thế, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn cho hay, phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề nghị Chính phủ và chính quyền địa phương: "Năm 2023 nhất định phải đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022".
Năm 2023, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với phương châm: "Đoàn kết, kỷ cương; bản lĩnh, linh hoạt; chủ động, sáng tạo; kịp thời, hiệu quả".
Với tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu các đồng chí bộ trưởng, trưởng ngành, lãnh đạo các địa phương phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, bám sát các chỉ đạo của Trung ương, của Bộ Chính trị, của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt… để cụ thể hóa thành kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành và cơ quan; đồng thời nâng cao năng lực dự báo và nắm chắc tình hình; bản lĩnh, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, phản ứng chính sách nhanh, kịp thời, hiệu quả.
Đặc biệt, trong năm 2023, theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, Chính phủ yêu cầu thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, đặc biệt chú trọng ổn định thị trường tài chính - tiền tệ, bảo đảm thanh khoản của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng, ổn định thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản...
Chính phủ cũng yêu cầu thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp hài hòa, hợp lý, chặt chẽ với thực hiện chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác. Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp; thúc đẩy sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân…
Tại họp báo, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an đã nêu một số thông tin về vụ án tại Công ty Việt Á, "chuyến bay giải cứu" liên quan đến Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, Theo đó, Trung tướng Tô Ân Xô cho hay, cơ quan điều tra sẽ cố gắng phấn đấu để kết thúc điều tra trong quý 1/2023. Về vụ Việt Á, hiện nay đã khởi tố 29 vụ với 102 bị can và vụ giải cứu là 39 bị can. Số tiền đã kê biên, phong tỏa, các bị can nộp để khắc phục hậu quả thì vụ Việt Á hiện nay là 1.670 tỷ đồng và vụ giải cứu là 80 tỷ đồng. Nhiều khả năng là sẽ còn bị can, số bị can sẽ tăng trong thời gian tới. |
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/998e298435.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。