当前位置:首页 > Thể thao

【sao paulo vs palmeiras】Tình hình Biển Đông mới nhất: Trung Quốc đưa tàu ngầm hạt nhân tới Biển Đông

TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtTrungQuốcđưatàungầmhạtnhântớiBiểnĐôsao paulo vs palmeiraso những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đônghiện nay, báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn tin từ trang Global Geopolitics (Địa chính trị toàn cầu) khẳng định vào ngày 29/8 vừa qua cho hay Trung Quốc đang tăng cường triển khai tàu ngầm hạt nhân tới Biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc còn bố trí thêm 36 tên lửa hạt nhân chiến lược JL-2 tại Biển Đông.

Cũng theo nguồn tin này, căn cứ tàu sân bay của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc trên đảo Hải Nam cũng được hoàn thành với sức chứa lên đến hai tàu sân bay lớn. Trước đó, hình ảnh vệ tinh ngày 1/2 cho thấy Trung Quốc triển khai ba tàu ngầm Type 093G. Chỉ hơn 1 tháng sau, vào ngày 29/3, trên hình ảnh vệ tinh lại xuất hiện thêm một tàu ngầm hạt nhân chứa tên lửa đạn đạo Type 092 và ba tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 091.

Việc Trung Quốc triển khai tàu ngầm hạt nhân tới khu vực tranh chấp sẽ khiến tình hình Biển Đông thêm căng thẳng

Việc Trung Quốc triển khai tàu ngầm hạt nhân tới khu vực tranh chấp sẽ khiến tình hình Biển Đông thêm căng thẳng

Tiếp đến, vào ngày 14/2, ba tàu ngầm hạt nhân Type 094 và hai tàu ngầm tấn công động cơ hạt nhân Type 093 tiếp tục được triển khai tại Tam Á, thành phố cực nam của đảo Hải Nam. Theo Global Geopolitics, các tàu ngầm này đã đi vào hoạt động hoặc đang ở trong giai đoạn cuối của việc chế tạo và chạy thử nghiệm.

Như vậy, có thể thấy hiện nay Trung Quốc thiết lập được một đội quân tàu ngầm hạt nhân đông đảo tại Biển Đông, gồm có 3 chiếc Type 091, 1 chiếc Type 092, 2 chiếc Type 093 và 3 chiếc Type 094. Bên cạnh đó, căn cứ tàu sân bay tại đảo Hải Nam cũng được xem là rộng nhất thế giới, với sức chứa hai tàu sân bay ở cả hai mặt, cho phép cung cấp nhanh chóng tàu đi theo hai hướng khác nhau.

Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay, Tập đoàn dầu khí quốc gia của Ấn Độ (ONGC) dự kiến mở lại hoạt động khai thác ở Biển Đông trong bối cảnh New Delhi tăng cường hợp tác với các nước nhằm đảm bảo tự do hàng hải ở khu vực.

Báo VnExpress đưa tin, ONGC đã nhận được sự chấp thuận của chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về việc thăm dò các giếng dầu ở khu vực Biển Đông mà tập đoàn từng hoạt động hồi năm 2006. Trước đó, vào ngày 27/8, tập đoàn cho biết đối tác là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã gia hạn cấp phép hoạt động ở lô 128 đến tháng 6 năm sau.

Ấn Độ sắp khôi phục hoạt động hợp tác khai thác dầu ở khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông

Ấn Độ sắp khôi phục hoạt động hợp tác khai thác dầu ở khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông

Đồng thời, ONGC cũng muốn trở lại khai thác ở lô 06.1, với thời hạn kéo dài đến cuối năm 2022. Chủ tịch ONGC Dinesh Kumar Sarraf hồi giữa tháng 8 cho hay tập đoàn đang tăng cường sự hiện diện của mình ở mọi nơi và Việt Nam không phải ngoại lệ.

Giới quan sát đánh giá động thái khẳng định quyền thương mại ở khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông này của Ấn Độ có thể là một dấu hiệu cho thấy ông Modi đang cùng Mỹ và các nước Châu Á - Thái Bình Dương "thử" tham vọng của Trung Quốc khu vực này.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua cảnh báo Ấn Độ nên tránh khỏi bất kỳ hoạt động khai thác nào ở khu vực đang có tranh chấp. Bắc Kinh cho rằng bất kỳ công ty nước ngoài nào thực hiện hoạt động ở khu vực "thuộc quyền tài phán mà không xin phép là phi pháp". Trên thực tế, khu vực ONGC khai thác cùng PVN ở Biển Đông là khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Minh Thùy (T/h)

 

Khánh Hòa: Ngư dân báo bị tàu Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa

分享到: