发布时间:2025-01-11 04:20:09 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Hào hứng,ôngnênlạmdụngcôngnghệthôngtintrongdạyhọsoi kèo mu vs wolverhampton nhưng...
Nhiều tiết học lịch sử ở Trường trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Chí Diểu (TP. Huế) không còn tẻ nhạt, khô cứng và khó nhớ như trước. Bởi lẽ, giáo viên đã khơi gợi sự tò mò, tìm tòi của học sinh qua từng bài giảng. Chẳng hạn, khi dạy về chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947, giáo viên sử dụng lược đồ chiến dịch Việt Bắc có ký hiệu, hình ảnh với hiệu ứng sinh động thể hiện hướng tiến công của quân bộ, quân thủy và quân dù của Pháp; hướng tiến công của ta và nơi ta bao vây, tiêu diệt địch... Dựa vào lược đồ, chiếu đến đâu, giáo viên tường thuật diễn biến của chiến dịch đến đó. Em Nguyễn Ngọc Khang, học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Chí Diểu cho biết: “Chúng em được theo dõi diễn biến của sự kiện lịch sử trên màn hình, giống như đang được xem một bộ phim với hình ảnh sinh động nên dễ nhớ, dễ hiểu và hứng thú với giờ học này”.
Giờ thực hành môn sinh học của các em Trường THCS Nguyễn Tri Phương
Giáo viên sử dụng bài giảng điện tử để xây dựng nội dung bài học có tính trực quan thông qua những hình ảnh, đoạn phim, từ đó, giúp cho việc truyền thông tin trở nên hấp dẫn hơn. Ở môn sinh học, khi biểu thị quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể người, mô hình minh họa trên máy chiếu sẽ khiến học sinh dễ hình dung hơn. Ở môn địa lý, giáo viên giới thiệu về hiện tượng núi lửa, sóng thần qua những hình ảnh sinh động giúp học sinh dễ hiểu bài hơn so với việc chỉ mô tả bằng ngôn ngữ nói.
CNTT giúp giáo viên soạn thảo và ứng dụng các phần mềm dạy học có hiệu quả. Giáo viên có thể sử dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng điện tử, cài đặt thêm tư liệu, hình ảnh, băng hình… nên cách trình bày bài giảng gọn, đẹp, sinh động và thuận tiện. Cô giáo Nguyễn Thị Hoa Phượng, giáo viên bộ môn công dân Trường THPT Hai Bà Trưng cho hay: “Ứng dụng công nghệ giúp giáo viên có thời gian hướng dẫn học sinh tiếp cận lượng kiến thức lớn, phong phú, tránh tình trạng “dạy chay”. Hình ảnh những đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng. Vì vậy, những bài giảng có hình ảnh thực tế mô phỏng hợp lý, sinh động sẽ làm lớp học sôi nổi, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn”.
Không nên lạm dụng
Nhiều giáo viên mạnh dạn ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp giảng dạy, song khi soạn giáo án điện tử vẫn chưa nắm được những tiêu chí cơ bản của một bài giảng điện tử. Có những tiết dạy, giáo viên trình chiếu cho học sinh quá nhiều thông tin, hình ảnh, số liệu khiến cho học sinh bị “quá tải”, làm giảm hiệu quả giờ dạy. Đôi khi, giáo viên "cháy giáo án" bởi không thể rút gọn được nội dung đang trình chiếu. Hơn nữa, lạm dụng âm thanh, hình ảnh… không hợp lý cũng dễ làm người học mất tập trung vào nội dung bài học. Thời gian lẽ ra phải dành để học sinh suy nghĩ, tư duy, thảo luận nhóm thì chủ yếu chỉ để sử dụng cho việc nghe và quan sát. Kết quả là, chuyển từ hình thức đọc - chép trước đây sang nhìn - chép, chiếu - chép nên hiệu quả của tiết dạy không được cải thiện. “Có nhiều giáo viên chỉ tập trung vào CNTT mà không chú ý đến người học, giảm tương tác trực tiếp với học sinh dẫn đến tạo khoảng cách với học sinh” – cô giáo Nguyễn Thị Diệu Trang, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tri Phương, bày tỏ.
Nhiều ý kiến cho rằng, ứng dụng CNTT vào dạy học cần kết hợp một cách hài hòa giữa ý tưởng thiết kế nội dung bài giảng và kỹ thuật vi tính. Một mặt, phải bảo đảm đặc trưng bộ môn, chuyển tải được kiến thức cơ bản cần thiết; mặt khác, phải bảo đảm tính thẩm mỹ, khoa học và thuận tiện trong việc sử dụng. Khi thiết kế giáo án điện tử, giáo viên cần nắm bắt tính hệ thống và kết cấu, những thông tin, hình ảnh, đoạn phim phải được chọn lọc, thiết thực và phù hợp với nội dung bài giảng.
Thầy giáo Đặng Trần Phong, Hiệu trưởng Trường THPT Hóa Châu (Quảng Điền), cho rằng: “Công cụ hiện đại không thể hỗ trợ người dạy hoàn toàn trong các bài giảng của mình. Thực tế, không phải bài nào cũng cần sử dụng giáo án điện tử. Phương pháp dạy học hiện đại vẫn không xa rời phương pháp dạy học truyền thống. Người thầy phải có khả năng sư phạm tốt và biết kết hợp yếu tố truyền thống cũng như hiện đại để tổ chức hoạt động dạy – học đạt kết quả cao”.
Công nghệ hiện đại chỉ nên xem là phương tiện hỗ trợ, giúp giáo viên đứng lớp chuyển tải tới học sinh những lượng thông tin mà phấn trắng, bảng đen và các phương tiện dạy học truyền thống khác không làm được.
Bài, ảnh: Huế Thu
相关文章
随便看看