Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin là một trong 4 dự án quan trọng của Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của Thủ tướng Chính phủ và việc chú trọng tuyên truyền trên báo,Đẩymạnhtuyntruyềnđểnngcaonhậnthứcgiảlịch thi đấu can cup 2023 đài, các phương tiện truyền thông chính là một trong những cách làm để đưa chương trình này đi vào cuộc sống. Phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với bà Hồ Thu Ánh (ảnh), Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xoay quanh dự án này.
Trước tiên, xin bà có thể chia sẻ về nội dung của Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin ?
- Đây là một trong 4 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt. Theo đó, dự án sẽ tập trung triển khai hai hoạt động truyền thông về giảm nghèo và giảm nghèo về thông tin, cụ thể:
Thứ nhất, về truyền thông về giảm nghèo, sẽ hỗ trợ triển khai các nội dung có liên quan đến xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình thông tin và truyền thông về công tác giảm nghèo; xây dựng, phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo từ Trung ương tới cơ sở; tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách về giảm nghèo định kỳ ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở; tổ chức các hoạt động truyền thông giảm nghèo theo hình thức sân khấu hóa để thúc đẩy giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện chương trình; phát triển, tăng cường hoạt động trang thông tin điện tử về giảm nghèo.
Thứ hai, về giảm nghèo về thông tin, sẽ hỗ trợ nội dung có liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở; ưu tiên cho cán bộ cấp xã và cấp thôn, bản; hỗ trợ sản xuất, biên tập, phát sóng, phát hành, truyền tải, lưu trữ, quảng bá, phục vụ người đọc các sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, xuất bản phẩm và các sản phẩm thông tin khác để phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến các kinh nghiệm, gương điển hình và các thông tin thiết yếu khác; hỗ trợ phương tiện nghe, xem cho các hộ nghèo sống tại các đảo xa bờ; hộ nghèo thuộc các dân tộc ít người; hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn; trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động tại huyện, xã; xây dựng các điểm tuyên truyền, cổ động cố định ngoài trời; xây dựng nội dung chương trình cổ động cho các đội thông tin cơ sở; hỗ trợ thiết lập cụm thông tin cơ sở…
Thực hiện dự án này được kỳ vọng mang lại những kết quả gì, thưa bà ?
- Cùng với các dự án khác, Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin sẽ góp phần hoàn thiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin); thực hiện hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016-2020 đã đề ra.
Trong đó, riêng truyền thông và giảm nghèo về thông tin sẽ góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Xây dựng, củng cố hệ thống thông tin cơ sở; tăng cường nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của nhà nước và đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của xã hội; nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân.
Điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo ở thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp.
Riêng tại tỉnh, việc thực hiện dự án này ra sao, thưa bà ?
- Theo quy định, Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án. Trong đó, Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức hoạt động giảm nghèo về thông tin và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo tổ chức hoạt động truyền thông về giảm nghèo.
Trong năm 2016, tỉnh Hậu Giang sẽ tập trung vào các hoạt động như thực hiện chuyên trang, chuyên mục: “Truyền thông giảm nghèo” đăng trên Báo Hậu Giang và Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang; tổ chức đối thoại chính sách về giảm nghèo, biên soạn và cung cấp tài liệu giới thiệu, tuyên truyền về chương trình và chính sách hỗ trợ giảm nghèo… Qua đó, góp phần đẩy mạnh tuyên truyền về chương trình giảm nghèo sâu rộng đến mọi cấp, mọi ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo, nhằm thay đổi, chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả.
Xin bà cho biết kết quả triển khai chương trình giảm nghèo trong năm 2016 trên địa bàn tỉnh ?
- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Hậu Giang đã hoàn thành việc tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, với 29.045 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 14,91% và 5.853 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 3% và để triển khai thực hiện chương trình, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành Chương trình số 01/CTr-UBND thực hiện chính sách an sinh, phúc lợi xã hội; giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và Đề án số 02/ĐA-UBND giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Trên cơ sở đó, toàn tỉnh đã triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ về giảm nghèo theo quy định như: hỗ trợ về y tế cho người nghèo và cận nghèo thông qua hình thức cấp thẻ BHYT; hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất; vốn vay tín dụng ưu đãi; hỗ trợ tiền điện đối với hộ nghèo và hộ chính sách xã hội; nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; dạy nghề cho lao động nghèo ở nông thôn; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cho các xã, các ấp đặc biệt khó khăn; xây dựng dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, tổ chức 8 cuộc đối thoại với hộ nghèo tại 8 đơn vị xã, phường, thị trấn trong tỉnh...
Toàn tỉnh hiện có hơn 29.000 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 14,9%, hơn 5.800 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 3%. Trong đó, huyện Phụng Hiệp có hơn 10.000 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 20,6%; huyện Long Mỹ có 3.910 hộ nghèo, chiếm 18,2%; huyện Vị Thủy có 3.823 hộ nghèo, chiếm 15,6%; thị xã Long Mỹ có 2.852 hộ nghèo, chiếm 15,3%; thành phố Vị Thanh có 2.260 hộ nghèo, chiếm 11,5%; huyện Châu Thành có 2.411 hộ nghèo, chiếm 11,5%; huyện Châu Thành A có 2.761 hộ nghèo, chiếm 10,5% và thị xã Ngã Bảy có 950 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 6,2%. |
Xin cảm ơn bà !
BÍCH CHÂU thực hiện