当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【chelsea f.c. women đấu với câu lạc bộ bóng đá nữ real madrid】Giấc mơ Mỹ của thanh long Tầm Vu

 - Con đường xuất khẩu của thanh long ở Tầm Vu,ấcmơMỹcủathanhlongTầchelsea f.c. women đấu với câu lạc bộ bóng đá nữ real madrid Châu Thành, Long An vẫn chưa là con đường thẳng.

Khi bảng tên thị trường xuất khẩu thanh long của HTX Tầm Vu thêm một gạch là Mỹ, không ít người trồng thanh long ở Châu Thành kiêng nể ông Trương Quang An và HTX Tầm Vu. 

Nhắc đến thanh long, người ta vẫn luôn nhớ đến thủ phủ của nó là Bình Thuận. Chính thanh long của Châu Thành, Long An cũng được các thương lái lấy sỉ để đưa ra các kho xuất hàng đi Bình Thuận tiêu thụ.

{ keywords}
Thanh long của Châu Thành vào thị trường Mỹ khiến ông An được kiêng nể

Năm 2008 khi Mỹ bắt đầu mở cửa cho thanh long VN thì những tấn hàng xuất khẩu ít ỏi đầu tiên đi Mỹ cũng đều từ đơn hàng của doanh nghiệp ở Bình Thuận. Trong khi Long An vẫn luôn nổi tiếng là tỉnh ĐBSCL ở phía Nam có lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp chủ lực xuất khẩu.

Công cuộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ lúa sang thanh long ở Châu Thành từ 2005 trở đi như một sự năng động liều lĩnh. Bởi thế, chen chân xuất khẩu được vào thị trường Mỹ thật không phải dạng vừa.

Nhưng ông An thú nhận rằng, dù được tỉnh Long An hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đi Mỹ, được phía Mỹ cấp chiếc giấy chứng nhận nhãn hiệu thanh long của Tầm Vu, Châu Thành, sản lượng đến thị trường này của HTX hiện còn quá ít, chỉ chiếm 10% tổng số đơn hàng. 

50% hàng xuất khẩu được đưa đến thị trường truyền thống là Đài Loan, Trung Quốc, còn lại đi Thái Lan, Singapore, Malaysia, Pháp, Nhật...

Cầu trung gian

Điểm chung của các đơn hàng xuất khẩu đi các nước, đó là phải bán qua kênh trung gian, không có đơn hàng trực tiếp. 

{ keywords}
Ông Trương Quang An bên giấy chứng nhận nhãn hiệu thanh long của Tầm Vu xuất khẩu vào thị trường Mỹ

HTX phải tìm kiếm đầu mối từ các doanh nghiệp, thông qua doanh nghiệp trung gian mới xuất khẩu được thanh long. Vì thế, giá trị hưởng lợi bị giảm bớt. Đây cũng là điểm yếu, thua thiệt của HTX hiện nay.

Ông giám đốc HTX Tầm Vu đầy xót xa khi các nhân viên lao động của mình hạn chế về nghiệp vụ ngoại thương, nhất là ngoại ngữ tiếng Anh. "Nếu phải thương thảo một đơn hàng chi tiết bằng tiếng Anh là chịu luôn".

Con đường xuất khẩu của thanh long ở Tầm Vu vẫn chưa là con đường thẳng. Ông An luôn mơ HTX sẽ có sản phẩm đến các thị trường Mỹ, châu Âu hay các nước trong khu vực không phải vắt qua cầu trung gian nào.

Xã viên Nguyễn Văn Chiến vẫn thấm thía cảnh đi bán từng trái thanh long trước thời gia nhập HTX. Với 5.000 mét vuông canh tác, ông vẫn thuộc nhóm sản xuất nhỏ ở Châu Thành. 

{ keywords}
Xã viên Nguyễn Văn Chiến

Vào HTX được 6 năm, giờ đây ông chia lửa với các xã viên về khó khăn tìm đầu ra, làm thế nào để xuất trực tiếp hàng đi với số lượng lớn.

"Việc sản xuất ủy thác, chưa nhận trực tiếp đơn hàng từ nước ngoài mới là vấn đề lớn, còn về sản xuất, mình hoàn toàn có thể chủ động, cập nhật dần dần các bộ quy chuẩn khắt khe, khó tính" - ông nói. 

Thực tế thời gian qua, ngành nông nghiệp trung ương và địa phương đã có những chương trình, chính sách hỗ trợ nhất định cho các hộ HTX, như liên kết 4 nhà, hỗ trợ các hình thức tập huấn, kỹ thuật, công nghệ, các hội ngành về bảo vệ thực vật, khuyến nông, hội nông dân cùng hành động.

"Tôi không biết vướng chỗ nào khi đầu ra sản phẩm vẫn khó khăn. Có lẽ chúng tôi cần được hỗ trợ các kiến thức về kinh tế thị trường, hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường từ các cơ quan chức năng" - ông nói.

Áp lực cạnh tranh từ sân nhà

HTX cũng gánh thêm áp lực cạnh tranh từ thị trường sân nhà. 

Việc đầu tư canh tác theo quy chuẩn chất lượng VietGab sẽ có những tốn kém, ngặt nghèo trong khi giá thành bán ra không thể vượt những sản phẩm cùng loại do hộ cá thể canh tác thiếu kiểm chứng chất lượng, trực tiếp bán ra thị trường.

{ keywords}
Canh tác theo bộ tiêu chuẩn chất lượng của Nhà nước song họ phải cạnh tranh với các hộ cá thể không theo quy chuẩn

Ông An đến giờ vẫn chưa thôi buồn vì số lượng xã viên đã giảm tương đối những năm qua. 

Đã có lúc HTX quy tụ được 70 xã viên với diện tích canh tác lên đến 1.200 ha. Số xã viên hiện nay tham gia HTX mới chỉ chiếm 1% tỷ lệ nông dân trên địa bàn. Nó cũng đồng nghĩa, họ phải cạnh tranh với đông đảo các hộ cá thể.

"Có những xưởng nhỏ sống khỏe re vì họ không phải chịu thuế cao như HTX. Có những lúc tôi nghĩ hay mình chuyển đổi quách sang mô hình doanh nghiệp cổ phần. 

Nhưng như thế thì không còn sự gắn kết với người nông dân, lúc đó quan hệ là chủ doanh nghiệp và người lao động. Chỉ có HTX mới gắn kết nông dân, bỏ HTX khác nào bỏ gắn kết nông dân" - ông An than thở.

Xã viên Trương Ngọc Lưỡng lại tỏ ra không quá bi quan về đối tượng ngoài HTX như hai đồng nghiệp. Ông cho rằng, chỉ cần làm đầu ra tốt, có hợp đồng đơn hàng lớn thì HTX có thể mua lại nông sản từ nông dân vì chính họ cũng không thể sản xuất hết nếu đơn hàng quá lớn.

"Ràng buộc hay không ràng buộc nhau quan trọng nhất vẫn phải là lợi ích. Nếu lợi ích nhìn thấy rõ ràng, kể cả cần một quy chuẩn sản xuất nông nghiệp VietGab hay hơn thế thì họ cũng sẽ theo thôi" - ông nêu quan điểm.

{ keywords}
Ràng buộc theo cách nào cũng dựa trên lợi ích

Cạnh tranh khi thuyền lớn

Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Long An Hoàng Công Bạch quan sát những năm đổi mới kinh tế thấy công nghiệp hóa đất nước đã thu hút một lực lượng lao động nông thôn mạnh mẽ.

Còn ở lại nông thôn một lực lượng lao động nông nghiệp không được đào tạo bài bản, một bộ phận tuổi cao không đi vào công nghiệp ở lại vào HTX. Tuổi tác trở thành hạn chế khi họ khó tiếp thu, ứng dụng, cập nhật những kiến thức kinh tế thị trường hiện đại. Theo đó, nhân lực của HTX trở thành một vấn đề lớn.

Là người quan sát HTX thanh long Tầm Vu từ khởi nghiệp cho đến trở thành HTX năng động nhất ở Châu Thành cũng như của tỉnh, ông Bạch cho rằng, ông An là hiện thân của câu chuyện con người là quan trọng. 

Vận hành HTX trong điều kiện chuyển đổi, gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong cơ chế chính sách, nhưng ông An bằng sự năng động, linh hoạt, sáng tạo đã vượt qua.

{ keywords}
Mọi cơ chế, chính sách phụ thuộc vào con người

"Ông ấy đã chứng minh năng động, làm hiệu quả thì vốn không phải vấn đề khi không ít ngân hàng đến tận nơi để mặc cả, mời chào. Họ có cơ sở để tin lợi ích của họ được đảm bảo" - ông Bạch ví dụ.

Nhưng khi mặc một chiếc áo lớn hơn, đi thuyền to ra biển lớn, rõ ràng những nỗ lực tự thân là không thể. Ông Bạch cho rằng, tìm kiếm thị trường xuất khẩu phụ thuộc vào năng lực triển khai của rất nhiều  phía.

Bản thân ông An muốn làm ngoại thương tốt phải có những nhân viên thông thạo tiếng Anh, có kiến thức kinh tế thị trường bài bản. "Vốn nhiều nhưng không biết cách tiêu vốn, không có năng lực tiếp cận thị trường thì cũng khó" - ông Bạch nói.

Trong kỳ vọng đó, ông Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh chờ đợi một chiến lược tổng thể, tăng cường vai trò kết nối của doanh nghiệp. "Một mình HTX không thể đủ sức xuất khẩu trực tiếp được" - ông nói.

{ keywords}
HTX kỳ vọng có nguồn vốn vay hỗ trợ, ưu đãi

Không ít lần xách cặp ra tỉnh hay TƯ đi họp hay nhận danh hiệu nông dân tiêu biểu, ưu tú, ông An đã tranh thủ kiến nghị đẩy mạnh thực hiện chính sách để HTX bứt phá. 

Ngoài nỗi buồn chưa thu hút được nhiều hộ nông dân cùng vào HTX, ông An thừa nhận họ vẫn luôn thiếu vốn, kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng cho HTX.

Một thực tế là giá cả vật tư phân bón ngày càng cao, trong khi nguồn vốn kinh doanh của HTX có hạn nên công tác cung ứng vật tư nông nghiệp cho bà con thành viên còn hạn chế. 

Trong khi vốn ưu đãi dài hạn cho HTX qua ngân hàng vẫn chưa thể tiếp cận, chưa được thụ hưởng như luật ban hành.

"Có những cơ hội đến, mình chần chừ nó sẽ qua đi" - ông nói.

Xuân Linh - Ảnh: Tuấn Kiệt

Kỳ tới: Ông chủ HTX đưa từng gánh rau bỏ chợ

'Lá bùa' của người 'đoán giống cây như vô sòng bạc'

分享到: