【tỷ lệ bóng đá mexico】Ngành du lịch: Cần xây dựng kịch bản để sẵn sàng ứng phó với các rủi ro

 人参与 | 时间:2025-01-11 06:54:43

dulich

Bãi tắm chính tại Nha Trang thưa thớt người do lo ngại dịch bệnh.

Ngành du lịch gặp khó vì dịch Covid-19

Ngành du lịch đang là một trong những ngành chịu tác động rất lớn do dịch Covid-19 gây ra. Chỉ chưa đầy hai tháng,ànhdulịchCầnxâydựngkịchbảnđểsẵnsàngứngphóvớicácrủtỷ lệ bóng đá mexico dịch Covid-19 đã khiến du lịch Việt Nam thiệt hại nặng nề. Tỷ lệ lấp buồng của khách sạn giảm từ 20 - 50%, nhiều điểm đến sụt giảm khoảng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.

Anh Đinh Thế Hải - nhân viên lái xe của homestay Dragon Boat Rock (Hoa Lư - Ninh Bình) cho biết, mọi năm vào thời điểm này anh rất bận rộn, mỗi tuần anh đón khoảng 10 đoàn khách từ sân bay Nội Bài về homestay, nhưng năm nay mỗi tuần anh chỉ đón 3 đoàn. Khách du lịch chủ yếu là từ Đức, còn các nước châu Á hầu như không có. Do vậy, thu nhập của anh giảm đi đáng kể.

Để đảm bảo an toàn cho khách du lịch, homestay đã chuẩn bị khẩu trang, nước rửa tay cho nhân viên và du khách. Đồng thời, homestay cũng tiến hành khử trùng phòng trước khi đón khách và tiếp tục khử trùng ngay sau khi khách trả phòng. Nhân viên phục vụ thường xuyên đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc với du khách, quan tâm, theo dõi những du khách có biểu hiện sốt, ho... để có thể sớm thông báo với cơ quan chức năng.

Ông Nguyễn Hồng Đài - Tổng Giám đốc Công ty Du lịch APT Travel cho biết, thời điểm này, lượng khách quốc tế vào Việt Nam ước tính giảm 70%, đối với những quốc gia có dịch, lượng khách chỉ từ 0 - 10%, đối với các nước Đông Nam Á thì tỷ lệ giảm xuống còn 20%.

Ông Đài cho biết, do đã có kinh nghiệm đối phó với dịch SARS năm 2003 nên công ty cũng không quá lo lắng. Trước mắt, công ty đang thực hiện tái cấu trúc lại hệ thống từ nhân lực đến nguồn lực để chuẩn bị cho hậu dịch Covid-19. Theo kinh nghiệm, thời điểm sau dịch bệnh, lượng khách sẽ tăng mạnh nên hiện giờ, công ty đang tập trung đào tạo, nâng cao trình độ của nhân viên để khi lượng khách ổn định trở lại có thể phục vụ tốt nhất.

Ngoài ra, công ty cũng đang nghiên cứu để triển khai các sản phẩm du lịch mới hướng tới khách hàng nội địa. Ông Đài cho biết, rất may là Việt Nam có tỷ lệ nhiễm Covid-19 ít, lại chữa khỏi cho tất cả các ca nhiễm, nên về cơ bản, tình hình trong nước đang khá an toàn. Do đó, trước mắt công ty sẽ tăng cường các tour trong nước với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn.

Bên cạnh đó, công ty cũng tăng cường marketing đến những thị trường chưa bùng phát dịch. Ngoài ra, công ty sẽ dịch chuyển sang các dịch vụ khác ít bị ảnh hưởng. Đặc biệt, công ty sẽ tập trung nguồn lực tài chính đề phòng rủi ro, bổ sung vốn lưu động để duy trì hoạt động trong thời điểm dịch bùng phát.

“Công ty xác định trong quá trình kinh doanh kiểu gì cũng gặp phải khó khăn, nếu không gặp khó khăn vì dịch bệnh thì cũng gặp khó khăn vì cái khác. Do đó, công ty cũng không lo lắng nhiều. Một mặt, công ty tự cơ cấu, tìm chiến lược vượt qua khó khăn, mặt khác tuyên truyền để cho nhân viên yên tâm công tác” - ông Đài cho biết.

Đối với khách du lịch, công ty đã tập huấn, trang bị đầy đủ kiến thức, vật tư y tế cho nhân viên để phục vụ khách an toàn nhất. Công ty cũng đã trao đổi với các chuỗi phục vụ trực tiếp (khách sạn, nhà hàng, các điểm tham quan) chuẩn bị chu đáo, tạo niềm tin cho khách hàng.

Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, PGS.TS Phạm Trung Lương - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch cho rằng, Việt Nam có tài nguyên phong phú, đặc sắc, số lượng di sản đứng đầu thế giới cả về tự nhiên và văn hóa. Tuy nhiên, khai thác chưa hiệu quả do thiếu sự đầu tư chiều sâu về suy nghĩ, tư duy, biến tài nguyên thành những sản phẩm thực sự đẳng cấp, thực sự có chất lượng.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực cả số lượng và chất lượng đều không đạt. Ngành du lịch đang hút khách từ nền tảng có sẵn từ thiên nhiên hoặc do ông cha để lại. Do đó, khi xảy ra rủi ro, ngành du lịch không thể chống đỡ được.

Để ứng phó với dịch Covid-19, trước mắt, ông Lương cho rằng, phải làm sao để khách du lịch yên tâm đến Việt Nam. Để làm được điều này, cần sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ và ngành y tế. Nếu kiểm soát tốt được dịch bệnh, khách du lịch sẽ hoàn toàn yên tâm lựa chọn Việt Nam.

Nếu thực sự an toàn, Việt Nam cần sử dụng các hình thức quảng bá, khuyếch trương mạnh mẽ để khách du lịch ở các nước biết đến. Việc quảng bá này không phải ngành du lịch tự nói, mà phải truyền thông thông qua hình ảnh của lãnh đạo đất nước, lãnh đạo ngành du lịch. Song song với đó, nếu tự tin kiểm soát được dịch, cần cho phép mở lại các lễ hội, văn hóa với quy mô nhất định.

Ngoài ra, ông Lương cho rằng, Chính phủ nên mở rộng vùng, lãnh thổ được miễn visa. “Đây là lúc Chính phủ thể hiện vai trò của mình với ngành du lịch, là lúc mở rộng thị trường, thể hiện sự chào đón của đất nước mình với khách du lịch. Cái này có thể làm ngay được”- ông Lương nhấn mạnh. Cùng với đó, các bộ như Bộ Ngoại giao, Bộ Công an cũng nên vào cuộc cùng ngành du lịch, thực sự đồng lòng để vực dậy ngành du lịch.

Về trung hạn, theo ông Lương, ngành du lịch phải rà soát lại chất lượng dịch vụ, cơ cấu lại thị trường để không phụ thuộc vào thị trường nào, trong trường hợp xảy ra rủi ro thì còn có thị trường khác. “Phải đầu tư vào nhiều rổ giống như các nhà kinh tế vẫn làm, chứ đừng đầu tư vào một rổ. Trong chiến lược du lịch Việt Nam cũng đã đề cập tới việc này, nhưng trong thực thi vẫn buông lỏng, để du lịch phát triển tự nhiên mà thiếu sự kiểm soát của Nhà nước” - ông Lương cho biết.

Cũng theo ông Lương, giải pháp dài hạn là phải có kế hoạch quản lý rủi ro. Dịch bệnh chỉ là một loại rủi ro, còn có rủi ro về thiên tai, rủi ro về xung đột, thậm chí cả xung đột vũ trang. Do đó, cần có kịch bản để sẵn sàng ứng phó với các rủi ro.

Bùi Tư

顶: 4918踩: 55584