1. Chuyện vận động viên nước Nga bị cấm tham dự Olympic Rio 2016 liên quan tới doping khiến bao kẻ giật mình. Nó dữ dằn quá,ộcchiếnchốkèo ecuador bởi lẽ Liên Xô trước đây từng là cường quốc số 1 thế giới và nước Nga hiện vẫn là một trong 3 quốc gia có nền thể thao phát triển hàng đầu. Mặc dù sau đó Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã rút lui phán quyết, thế nhưng thay vào đó bằng cách trao quyền quyết định cho các liên đoàn thể thao thành viên vẫn cho thấy quyết tâm đẩy mạnh đến cùng cuộc chiến chống doping cho dù phải đương đầu với bất kỳ hệ lụy nào. Lance Armstrong đã tiêu tan sự nghiệp vì sử dụng doping. Ảnh: Internet Trước đó, những câu chuyện liên quan tới doping không thể nào tin được dù đó là sự thật cũng đã được phanh phui và trừng trị. Kết quả là, từ một “huyền thoại xe đạp”, vận động viên Mỹ Lance Armstrong đã bị tước hết 7 danh hiệu vô địch Tour de France, cấm thi đấu suốt đời và trở thành “huyền thoại” lừa dối tinh vi nhất mọi thời đại trong việc sử dụng doping. Cùng với Lance Armstrong là những tên tuổi vĩ đại: Marion Jones, Ben Johnson (điền kinh), Andre Agassi (Tennis), Diego Maradona (Bóng đá)…một danh sách dài đằng đẵng làm xót lòng bao người. 2. Hiểu một cách đơn giản, doping là việc sử dụng các chất hoặc các phương pháp bị cấm nhằm tăng cường thành tích thể thao một cách giả tạo. Hiện nay, có khoảng 190 chất bị cấm nằm trong danh mục doping. Danh sách này không dừng lại, vì việc sử dụng doping luôn đi trước việc phát hiện ra chúng. Tuy nhiên, chính sức ép về thành tích thể thao, mang lại vinh quang cho cá nhân và đất nước khiến người ta liều lĩnh tìm đến doping. Điều tra cho thấy, từ năm 1970 đến 1989, hơn 10.000 VĐV Cộng hòa Dân chủ Đức đã bị ép dùng doping từ rất sớm, chủ yếu là chất anabolic steroid, chất tăng trưởng cơ bắp, thúc đẩy phân chia tế bào, tăng trưởng mô và cơ xương… Nhờ điều này mà Cộng hòa Dân chủ Đức tuy là một quốc gia nhỏ nhưng đạt được rất nhiều thành tích thể thao đáng nể. Tuy nhiên, hậu quả của việc lạm dụng doping thật khó lường. Tháng 10/2007, Ủy ban Olympic Đức thông báo đã bồi thường cho 157 VĐV trước đây của Cộng hòa Dân chủ Đức, nạn nhân của một chương trình sử dụng doping tàn bạo với số tiền 2,9 triệu euro. Trở lại với Lance Armstrong. Khởi nghiệp đua xe đạp vào năm 1990 đến tháng 10/1996, anh được chẩn đoán mắc ung thư tinh hoàn. Quá trình điều trị bao gồm giải phẫu não và tinh hoàn, hóa trị kéo dài. Thế nhưng trở lại thi đấu 3 năm sau đó, Lance Armstrong đã 7 lần liên tục giành được chiếc áo vàng danh giá Tour de France. Bản cáo trạng về sự vụ này được miêu tả như một kịch bản ly kỳ của những bộ phim Holywood. Ít ai ngờ, trong sự nghiệp “lẫy lừng”, VĐV người Mỹ trải qua khoảng 500 lần kiểm tra doping và chưa một lần nào có kết quả dương tính (!). 3. Tại Olympic, các vận động viên luôn cố gắng để phá vỡ những kỷ lục thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng của con người là có hạn và các vận động viên ngày càng gặp khó khăn trong việc đẩy giới hạn con người lên cao hơn. Thế là, như một hệ quả tất yếu, những chất dinh dưỡng bổ sung, thuốc hay những hệ thống tập luyện khác nhau được đưa vào sử dụng nhằm đem về huy chương cũng như kỷ lục cho các quốc gia. Cũng chẳng còn bao xa, với mở đầu đầy quyết tâm, người ta đang hy vọng Rio 2016 sẽ là một Olympic “không chốn nương thân” dành cho doping. ĐAN DUY |