当前位置:首页 > World Cup > 【bóng đá trực tuyến bóng đá trực tuyến】Tập trung quyết liệt cho mục tiêu phát triển theo chiều sâu và bền vững 正文

【bóng đá trực tuyến bóng đá trực tuyến】Tập trung quyết liệt cho mục tiêu phát triển theo chiều sâu và bền vững

来源:Empire777   作者:La liga   时间:2025-01-26 05:23:07

Với tinh thần đoàn kết,ậptrungquyếtliệtchomụctiuphttriểntheochiềusuvbềnvữbóng đá trực tuyến bóng đá trực tuyến “đổi mới, đột phá, quyết tâm và khát vọng”, bám sát chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự đồng thuận của người dân và doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2023 tiếp tục tăng trưởng tích cực. Địa phương đã hoàn thành toàn diện 18/18 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà (bìa trái) kiểm tra tại nút giao IC4 xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng 12,27%, đứng thứ 2 cả nước, tăng 2 bậc so với năm 2022. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, giảm tỷ trọng khu vực I, tăng khu vực II. Khu vực I còn 21,95%, giảm 2,01%; khu vực II: 35,68%, tăng 5,44%; khu vực III: 34,37%. GRDP bình quân đầu người đạt 80,33 triệu đồng, tương đương 3.239 USD, tăng 21,34% so với cùng kỳ, vượt 6,41% kế hoạch (KH). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn theo giá hiện hành 22.700 tỉ đồng, tăng 12,09% so với cùng kỳ, vượt 1,75% KH. Thu ngân sách trên địa bàn 6.529 tỉ đồng, tăng 6,37% so với cùng kỳ, đạt 100,17% KH…

Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Hậu Giang đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh vào ngày 12-12-2023. Do đó, công tác quy hoạch, phát triển hạ tầng chiến lược tiếp tục được tỉnh quan tâm thực hiện. Đặc biệt là hạ tầng giao thông, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, giao thông kết nối phục vụ phát triển công nghiệp. Trong đó, đã triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ các dự án giao thông trọng điểm phục vụ liên kết phát triển vùng: Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025, đoạn Cần Thơ - Cà Mau (đoạn qua địa bàn tỉnh Hậu Giang); Dự án thành phần 3 của Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, giai đoạn 1; Dự án Cải tạo, nâng cấp, kết nối hệ thống giao thông thủy bộ Đường tỉnh 925B và kênh Nàng Mau, tỉnh Hậu Giang; Dự án Đường tỉnh 926B, tỉnh Hậu Giang kết nối tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, tỉnh Sóc Trăng; lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư thực hiện Dự án Nâng cấp mở rộng tuyến nối Cần Thơ - Hậu Giang (QL61C) từ nguồn vốn vay Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)...

Ông Đồng Văn Thanh (bìa phải), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, gặp gỡ các chuyên gia, đơn vị làm Quy hoạch tỉnh.

Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, chỉ số năng lực cạnh tranh ngày càng được thể hiện, tăng bậc qua các năm, được xếp hạng khá trong khu vực và cả nước. Nhiều sự kiện mang tầm quốc tế, quốc gia lần đầu tiên được tổ chức trên địa bàn của tỉnh, như  Festival Áo bà ba; Festival quốc tế ngành hàng Lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang năm 2023; tuần lễ NASA Việt Nam... đã mang lại những ý nghĩa rất to lớn, giới thiệu văn hóa, con người, tiềm năng của Hậu Giang với các tỉnh, thành trong cả nước, và giới thiệu Việt Nam với các bạn bè quốc tế.

Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Hoàn thành tốt công tác huấn luyện, diễn tập, giáo dục bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh và công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ.

Ông Đồng Văn Thanh (thứ 4 từ phải qua), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo tỉnh chụp ảnh cùng Ngài Madan Mohan Sethi, Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP.Hồ Chí Minh.

Cùng với đó, sau 2 năm tập trung thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, “4 trụ cột xương sống” là công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần tăng tốc trong thời gian qua và là nền tảng vững chắc để Tỉnh phát triển bứt phá trong thời gian tới. 

Xác định phát triển công nghiệp là động lực tăng trưởng, Tỉnh đã điều chỉnh bố trí tăng vốn đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông; tạo quỹ đất sạch phát triển khu công nghiệp; hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đối ứng vốn các dự án cao tốc trọng điểm của Trung ương, của Tỉnh. Tỉnh hiện có 2 khu công nghiệp (KCN) với diện tích khoảng 492ha, gồm: KCN Sông Hậu - giai đoạn 1 (huyện Châu Thành) và KCN Tân Phú Thạnh - giai đoạn 1 (huyện Châu Thành A). Công tác quy hoạch, mở rộng, phát triển các khu, cụm công nghiệp được đặc biệt quan tâm. Định hướng giai đoạn 2021-2030, tỉnh Hậu Giang thành lập mới thêm 7 KCN với tổng diện tích 1.741ha, nâng tổng diện tích KCN đến năm 2030 khoảng 2.233ha (tại huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp).

Ông Đồng Văn Thanh (bìa phải), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, tặng bức tranh được làm từ lúa, gạo cho Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines Leocadio Sebastian.

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản luôn tăng trưởng ở mức khá, bình quân 4,04%/năm. Tỉnh đã có 5 mặt hàng đạt tiêu chuẩn GlobalGAP gồm: chanh không hạt, mít, mãng cầu xiêm, khóm Cầu Đúc và lúa. Xây dựng vùng lúa chất lượng cao theo mô hình cánh đồng mẫu lớn gắn với bao tiêu sản phẩm, hàng năm diện tích liên kết tiêu thụ đạt trên 25.000ha. Định hướng đến năm 2025, tỉnh Hậu Giang sẽ tham gia 28.000ha và đến năm 2030 là 46.000ha lúa chất lượng cao gắn với giảm phát thải. Toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành/đạt chuẩn nông thôn mới; 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 40/51 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 78,43%. Số tiêu chí đạt bình quân toàn tỉnh là 17,8 tiêu chí/xã. Số sản phẩm OCOP tỉnh Hậu Giang đến nay là 179 sản phẩm. Trong đó, có 68 sản phẩm 4 sao (chiếm 38%); có 111 sản phẩm 3 sao (chiếm 62%), với 82 chủ thể tham gia, trong đó: 15,9% doanh nghiệp, 26,8% hợp tác xã, 57,3% cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh; có 2 sản phẩm thăng hạng từ 3 sao lên 4 sao, 7 sản phẩm đăng ký dự thi sản phẩm OCOP 5 sao của Trung ương.

Lĩnh vực xây dựng đã có những bước tiến đáng kể, nhất là trong xây dựng công trình, kiến trúc và quy hoạch. Đến nay, Tỉnh đã có 19 đô thị (1 đô thị loại II, 2 đô thị loại III, 16 đô thị loại V, trong đó có 4 đô thị loại V chưa được công nhận là thị trấn); nâng tỷ lệ đô thị lên 30,05%, đạt 51,25% kế hoạch đề ra (trung bình của vùng ĐBSCL khoảng 31%, cả nước khoảng 40%). Theo định hướng phát triển đô thị thời gian tới, Hậu Giang xác định “Xây dựng kết cấu hạ tầng các đô thị đồng bộ, theo hướng hiện đại, tiếp cận các tiêu chuẩn đô thị xanh, đô thị thông minh, đảm bảo tính bền vững, tạo ra dòng tiền dương để tái đầu tư phát triển”, với tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 là tối thiểu đạt 32%, đến năm 2030 đạt tối thiểu 35%.

Hoạt động du lịch được xác định là 1 trong 4 trụ cột kinh tế của Tỉnh nên có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đã ban hành và triển khai nhiều văn bản về phát triển du lịch; tổ chức thành công các sự kiện và đưa vào khai thác một số dự án du lịch, góp phần quảng bá, phục hồi du lịch tỉnh Hậu Giang. Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được triển khai linh hoạt bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với tình hình thực tế, cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long đã mang lại hiệu ứng tốt trong việc quảng bá hình ảnh Hậu Giang nói chung, du lịch Hậu Giang nói riêng.

Năm 2024, là năm bứt phá để hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2021-2025, vì vậy, các chỉ tiêu chủ yếu đề ra rất cao, trong đó có nhiều chỉ tiêu tăng trên 10% so cùng kỳ, cụ thể như: GRDP bình quân đầu người đạt 88,84 triệu đồng, tương đương 3.554 USD, tăng 10,59% so với cùng kỳ; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn theo giá hiện hành 24.970 tỉ đồng, tăng 10%; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 7.500 tỉ đồng, tăng 14,87%; số doanh nghiệp đang hoạt động và có kê khai thuế 4.763 doanh nghiệp, tăng 10%…

Để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trên, UBND tỉnh đã đề ra cụ thể 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Ở đây chỉ nêu một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu vừa có tác động lớn đến phát triển kinh tế, xã hội năm 2024, vừa tạo nền tảng cho phát triển trung và dài hạn:

- Chỉ đạo quyết liệt công tác triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, thực chất các nghị quyết, đề án, kế hoạch của Tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục đưa Nghị quyết Đại hội và Chương trình số 50-CTr/TU Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV thật sự đi vào cuộc sống.

- Huy động mọi nguồn lực, hoàn thành vượt tiến độ công tác thu hồi đất, bồi hoàn, hỗ trợ tái định cư các dự án hạ tầng chiến lược, trọng điểm, đặc biệt là Khu công nghiệp Sông Hậu 2 và Khu công nghiệp Đông Phú.

- Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ tổ chức thực hiện Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đề ra lộ trình, tiến độ thực hiện từng năm và cả giai đoạn theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 23/12/2022 về nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Quy hoạch và thu hút đầu tư tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021-2030 và các năm tiếp theo.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu phát triển nhanh, hiệu quả bền vững. Tập trung nguồn lực tài chính phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp tạo động lực gia tăng nhanh tỷ trọng cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ.

- Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chủ trương, nghị quyết về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

- Xây dựng và hoàn thành danh mục vị trí việc làm cho cán bộ, công chức, viên chức từ cấp huyện trở lên. Chuẩn hóa nguyên tắc vị trí việc làm, định biên phân bổ lại biên chế đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch, phù hợp với thực tế khối lượng yêu cầu nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.

- Rà soát, điều chỉnh, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, giáo dục; xây dựng phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã trên cơ sở duy trì tối đa đơn vị hành chính đáp ứng tiêu chí, tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số giai đoạn 2023-2030, trước mắt là giai đoạn đến năm 2025 theo Nghị quyết của Quốc hội và hướng dẫn của Chính phủ.

Năm 2024 là năm quyết định thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm vụ trước mắt của năm nay và thời gian còn lại của nhiệm kỳ là hết sức nặng nề. Với quyết tâm mới, động lực mới, Tôi mong rằng mỗi người con Hậu Giang chúng ta hãy phát huy truyền thống quê hương, con người Hậu Giang đoàn kết, nghĩa tình, thủy chung, năng động, mỗi người cùng cố gắng hoàn thành tốt việc làm của mình, chúng ta cùng chung tay xây dựng quê hương Hậu Giang giàu đẹp hơn, mọi người, mọi gia đình đều hạnh phúc, ấm no!

ĐỒNG VĂN THANH  

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh