Đây là diễn đàn lớn,bảng xếp hạng giải hạng 2 nhật bản có uy tín ở khu vực, thu hút sự quan tâm tham gia của đông đảo lãnh đạo các nước ASEAN, là nơi để các nước ASEAN thảo luận các vấn đề trong khu vực, chia sẻ tầm nhìn và định hướng chính sách quan trọng. Hội nghị WEF ASEAN là một trong những hoạt động đối ngoại đa phương quan trọng và lớn nhất của Việt Nam trong năm nay.
Với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, WEF ASEAN được diễn ra từ ngày 11-13/9, sẽ là một diễn đàn quan trọng cho lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp trong và ngoài khu vực đánh giá cơ hội, tiềm năng cũng như những vấn đề, thách thức CMCN 4.0 đặt ra đối với các nước ASEAN và các doanh nghiệp trong khu vực, trên cơ sở đó chia sẻ các ý tưởng, tầm nhìn và định hướng chính sách, nhất là chính sách khơi dậy khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp ở các nước ASEAN thích ứng với CMCN 4.0.
Trong khuôn khổ hội nghị sẽ diễn ra nhiều hoạt động quảng bá kinh tế Việt Nam mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tham dự và đóng góp tích cực vào thảo luận như Diễn đàn toàn thể về khởi nghiệp, sáng tạo (ngày 11/9/2018), Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh (ngày 13/9/2018).
Theo Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chủ đề Hội nghị WEF ASEAN năm 2018 là chủ đề có tính thời sự, thiết thực, đáp ứng sự quan tâm chung của các nước ASEAN và nhiều nước trên thế giới đồng thời gắn kết được với chủ đề ASEAN 2018: ASEAN tự cường và sáng tạo. Qua 53 phiên thảo luận, các đại biểu sẽ trao đổi về các vấn đề chính phủ, doanh nghiệp và người dân các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đang quan tâm.
Dự kiến sẽ có sự tham gia của lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế và hơn 1.200 doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp hàng đầu thế giới là thành viên WEF đến từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN… tham dự. Điều này thể hiện sức hút của Việt Nam nói riêng và của khu vực ASEAN nói chung trên trường quốc tế.
Đánh giá công tác chuẩn bị của Việt Nam, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Diễn đàn Kinh tế thế giới, ông Justin Wood nhận định, công tác chuẩn bị đang diễn ra rất tốt. Ông đánh giá trong 8 năm, sau lần đầu tổ chức Hội nghị WEF Đông Á tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam đã có giai đoạn phát triển kinh tế vô cùng ấn tượng và điều này được phản ánh trong quy mô của hội nghị lần này.
Hiện nay, có khoảng 1.000 đại biểu đăng ký tham gia hội nghị với 7 nguyên thủ quốc gia tham dự sự kiện, trong đó có 6 nguyên thủ trong ASEAN và Thủ tướng Sri Lanka, 2 vị phó nguyên thủ và đại diện ở cấp cao từ một số đối tác quan trọng của ASEAN, đại điện là lãnh đạo cấp cao từ Chính phủ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và khoảng 90 vị Bộ trưởng tham gia sự kiện này. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch WEF Borge Brende sẽ có bài phát biểu khai mạc hội nghị và trực tiếp đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp. Lãnh đạo các bộ ngành cũng sẽ dự các phiên thảo luận trong khuôn khổ hội nghị.
Ông Wood cũng cho hay, điều thú vị của hội nghị này là ý tưởng về tinh thần doanh nghiệp. Ông cho rằng tinh thần doanh nghiệp tồn tại trong hoạch định chính sách, xây dựng kinh tế, tạo dựng mối quan hệ giữa các nước về thương mại, đầu tư và đặc biệt trong xây dựng công ty mới.
"Sẽ có 80 công ty khởi nghiệp được lựa chọn trong khoảng 300 công ty khởi nghiệp đã đăng ký tham gia vào sự kiện năm nay. Các công ty này sẽ chia sẻ những câu chuyện khởi nghiệp, về sự biến đổi và trao quyền, kinh nghiệm và hiểu biết về cuộc CMCN 4.0 tại WEF ASEAN 2018.