【bahrain – nhật bản】Dạy đạo đức từ môn thể dục
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 18:03:29 评论数:
Gọi thầy nhờ… dạy con
Tiết thể dục ở lớp thầy Long bình thường như mọi lớp học,ạyđạođứctừmônthểdụbahrain – nhật bản chỉ khác là từ đầu đến cuối tiết học, giáo viên này đến từng học sinh để nhắc nhở từng động tác, lời nói. Giờ ra chơi, nghe học sinh nào nói tục, chửi bậy, thầy Long cũng gọi đến để khuyên nhủ, dặn dò.
Thầy Long tại lớp thể dục
Năm 1990, thầy Long đến với nghề dạy học với phương châm lấy thể dục rèn đạo đức cho học sinh. Thầy Long để ý rất kỹ cách tập luyện và cách chơi, trò chuyện của từng người trong giờ giải lao để hiểu từng học trò. “Các em dễ bộc lộ tính cách lúc chơi với nhau, là cơ hội giáo viên theo dõi học trò để nắm tính cách từng em, kịp thời phát hiện và hướng dẫn cho những trường hợp chưa tốt thay đổi”, thầy Long chia sẻ.
Lồng ghép vào mỗi tiết dạy, thầy Long dặn học sinh tuân thủ các bài học đạo đức. Từ những câu chuyện thể thao có thật, thầy truyền đạt vấn đề một cách nhẹ nhàng để dạy cho học trò tính trung thực, nghiêm túc, sống đẹp; từ đó, mở rộng đến các vấn đề không chơi game, bạo lực học đường là xấu, phải tránh.
Hơn 25 năm dạy học, thầy Long luôn phối hợp với phụ huynh để giáo dục học sinh, nhất là học sinh cá biệt. Trong danh bạ, số điện thoại của các phụ huynh được thầy Long lưu cẩn thận, ghi chú rõ là phụ huynh của học sinh nào. Hễ có việc cần, thầy Long và phụ huynh lại liên lạc cho nhau, thậm chí những việc làm chưa tốt của con cái ở nhà, phụ huynh cũng điện thoại nhờ thầy Long khuyên giúp. “Cháu mồ côi cha từ nhỏ, bản thân tui đi làm cả ngày ít có thời gian gần gũi con. Tính cháu hơi bướng nên có việc chi tôi cũng gọi nhờ thầy. Bây giờ, cháu sửa tính được nhiều, nhờ vậy tôi yên tâm hơn” - bà Phạm Thị Vẽ, phụ huynh em Phạm Thị Kiều Anh, học sinh lớp 7/3 (Trường THCS Nguyễn Du) kể.
Đem lại lòng tin cho học sinh
Năm 2000, thầy Long bắt đầu tham gia dẫn dắt các đội tuyển của trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế tham gia Hội khỏe Phù Đổng. Ngoài gặt hái thành tích cao mỗi năm, thành công của người thầy này là tạo được lòng tin về tính công bằng cho học sinh. “Cách đây mấy năm, nghe bức xúc từ phía học sinh có trường hợp vận động viên của một đội tuyển thiếu trung thực trong việc khai tuổi, tôi đã tìm hiểu và làm sáng tỏ để đem lại niềm tin cho các vận động viên khác. Các em còn nhỏ, nghe gian lận là bức xúc, nếu không giải quyết thì khó lòng dạy các em tính trung thực”, thầy Long kể.
Khi tuyển chọn và dẫn dắt đội tuyển, nguyên tắc của thầy Long là giỏi chuyên môn thôi chưa đủ, phải tốt đạo đức. Suốt quá trình huấn luyện, hễ có trường hợp học sinh nói tục, chửi thề, thái độ ứng xử không tốt hoặc có những hành vi thiếu đạo đức, phi thể thao, sau khi nhắc nhở nhiều lần không sửa đổi, thầy Long gạt tên ra khỏi đội tuyển. Những trường hợp cá biệt, nhưng cảm nhận bản thân có thể cảm hóa được, thầy Long sẵn sàng đứng ra bảo lãnh. Điển hình như năm 1994, có một trường hợp đốt pháo trong lớp làm cô giáo ngất xỉu. Nhà trường lập hội đồng kỷ luật định ra quyết định đuổi học sinh này, lúc đó thầy Long đã đứng ra bảo lãnh, cam kết sẽ làm học sinh này thay đổi. Nhờ gần gũi, uốn nắn mà từ một học sinh cá biệt, em này đã học tập khá lên.
Nhiều năm gần gũi học trò, thầy Long rút ra một kinh nghiệm, sự nghiêm khắc kết hợp với tình thương sẽ cho ra công thức dạy đạo đức hiệu quả. Không nên đánh đập học sinh và phải luôn theo sát để uốn nắn, đồng thời động viên khi học sinh mình làm việc tốt, điều này sẽ giúp học sinh cảm nhận được mình đúng, sai để thay đổi.
Minh Tâm