您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【ket qua kobe】Hàng hiệu dởm “dính lưới” Hải quan 正文

【ket qua kobe】Hàng hiệu dởm “dính lưới” Hải quan

时间:2025-01-11 03:51:26 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Container chứa 10.000 đôi giầy giả mạo nhãn hiệu Convere bị lực lượng Hải quan Hải Phòng phát hiện, ket qua kobe

hang hieu dom dinh luoi hai quan

Container chứa 10.000 đôi giầy giả mạo nhãn hiệu Convere bị lực lượng Hải quan Hải Phòng phát hiện,ànghiệudởmdínhlướiHảket qua kobe bắt giữ trong tháng 7/2017. Ảnh: Quang Hùng.

Năm 2018, lực lượng Hải quan tiếp tục tăng cường các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm SHTT về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, công năng; tập trung quản lý các loại hình XNK như đầu tư, gia công, sản xuất XK (gồm: hàng điện tử, hàng tiêu dùng, thời trang, tân dược…). Đồng thời, cơ quan Hải quan đưa vào “tầm ngắm” kiểm soát 5 loại hình XNK gồm: Nhập kinh doanh, xuất kinh doanh, tạm nhập-tái xuất, kho ngoại quan, hàng quá cảnh.

Lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho biết, tuyến biên giới đường bộ nhiều đường mòn, lối mở đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trong đó có hàng giả, hàng xâm phạm SHTT. Bên cạnh đó, một số đối tượng còn cố tình không khai báo nhãn hiệu hàng hóa; khai báo sai xuất xứ, chủng loại, số lượng hòng trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan Hải quan. Không những thế, khi đóng gói hàng hóa vận chuyển về Việt Nam, các đối tượng còn trà trộn hàng giả bên trong hàng thật. Đáng chú ý, có một số đối tượng lợi dụng các quy định tại Luật Hải quan; chính sách quy định về không dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh để vận chuyển hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm SHTT từ Trung Quốc, Hồng Kông về Việt Nam, rồi vận chuyển sang nước thứ ba (Lào, Campuchia).

Năm 2017, lực lượng Điều tra chống buôn lậu của TCHQ đã chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, bắt giữ 32 vụ vi phạm liên quan đến vi phạm SHTT, nhãn mác, trị giá hàng hóa vi phạm 26 tỷ đồng. Hàng hóa vi phạm bị lực lượng Hải quan phát hiện bắt giữ phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã gồm: Quần áo, túi xách, giầy dép, phụ kiện thời trang, đồ gia dụng, đồ điện tử, thiết bị nội thất, đồng hồ đeo tay, điện thoại di động, mỹ phẩm…

Điển hình là vụ 4 container hàng hóa giả mạo nhãn hiệu làm thủ tục vận chuyển độc lập tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn KV I (Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh). Hàng hóa khai báo gồm 26 mặt hàng như bánh kẹo, đinh vít, quần áo, giầy dép, phụ tùng, phụ kiện điện thoại, đèn, nước xả vải, bút chì… Tuy nhiên, kết quả kiểm tra, lực lượng Hải quan phát hiện các mặt hàng vi phạm SHTT gồm: 13.562 phụ kiện điện thoại giả mạo nhãn hiệu Apple; 328 phụ kiện điện thoại giả mạo nhãn hiệu Samsung; 8.050 bộ quần áo giả mạo nhãn hiệu Puma; 8.380 bộ quần áo giả mạo nhãn hiệu Nike; 28.730 bộ quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas; 1.080 đôi giầy giả mạo nhãn hiệu Converse; 330 đôi giầy giả mạo nhãn hiệu Adidas; 700 túi xách giả mạo nhãn hiệu Louis Vuitton; 1.225 đồng hồ giả mạo nhãn hiệu Rolex, Chanel; 500 lô gô Honda các loại…

Tương tư, 5 container hàng hóa làm thủ tục vận chuyển độc lập tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị (Cục Hải quan Lạng Sơn). Hàng hóa khai báo là hàng may mặc, máy nén khí, nhưng khi kiểm tra thực tế hàng hóa, lực lượng Hải quan thu giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu gồm: Máy nén khí giả mạo nhãn hiệu Samsung; túi xách tay, ví nữ giả mạo nhãn hiệu Gucci Hermes; giầy giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike…

Có thể nói, để đấu tranh có hiệu quả đối với hàng giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm SHTT, cơ quan Hải quan đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế. Cụ thể, Tổng cục Hải quan triển khai Chương trình kiểm soát chống hàng giả, hàng nhái trong khu vực APEC và Chương trình do Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) phát động. Đồng thời, kiểm soát hoạt động mua bán bất hợp pháp các sản phẩm có hại cho sức khỏe, an toàn cho con người do WCO phát động (theo Công văn số 1629 ngày 29/12/2016 của Cục Điều tra chồng buôn lậu). Bên cạnh đó, lực lượng Hải quan đã chỉ ra các phương thức, tuyến đường vận chuyển để xây dựng chương trình, kế hoạch đấu tranh trọng tâm theo từng mặt hàng.

Theo lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu, bên cạnh những kết quả đạt được, lực lượng Hải quan gặp không ít khó khăn trong công tác kiểm tra nhãn mác, xuất xứ hàng hóa tại cửa khẩu. Hiện các quy định của pháp luật về ghi nhãn mác hàng hóa còn nhiều bất cập gây khó khăn cho việc kiểm tra nhãn mác của lực lượng Hải quan tại cửa khẩu. Cụ thể, tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 quy định về nhãn hàng hóa NK, nếu ghi không đầy đủ các nội dụng bắt buộc trên nhãn thì người NK được phép ghi bổ sung bằng nhãn phụ (bằng tiếng Việt) trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông. Tuy nhiên, thực tế cơ quan Hải quan đã phát hiện nhiều trường hợp có dấu hiệu giả mạo về nội dung xuất xứ, tên thương hiệu; giả mạo nguồn gốc… nhưng không có cơ sở xử lý. Bên cạnh đó, một số DN, chủ sở hữu quyền còn thiếu quan tâm, phối hợp trong trao đổi thông tin đấu tranh, bắt giữ, xử lý vi phạm. Trong nhiều vụ việc, cơ quan Hải quan phát hiện hàng hóa vi phạm SHTT, nhưng khi đề nghị chủ các nhãn hiệu phối hợp hỗ trợ, điều tra xử lý, các DN còn e ngại, né tránh cơ quan Hải quan.