Tại lễ tế cổ nhạc năm 2013 ở làng Dã Lê Thượng (Thủy Phương,ộiCổnhạcLinhthanhởHươngThủkeof Hương Thủy)
Nhiều nhạc công nổi tiếng từng được ghi nhận trong các tài liệu khác nhau, như cụ Nguyễn Đắc Tiếu – Chánh đội Nam Triều dưới thời các vua Thành Thái, Duy Tân, Khải Định; cụ Lê Văn Hòa, cụ Nguyễn Đình Thị - các nhạc công nổi tiếng dưới thời các vua Khải Định, Bảo Đại… Đó là những nhạc công ở làng Dã Lê Chánh, xã Thủy Vân.
Ở xã Thủy Bằng, có cụ Dương Văn Ngô, một nhạc công dưới triều Nguyễn, về sau tham gia giảng dạy cổ nhạc ở Trường Quốc gia Âm nhạc của miền Nam. Ở Thủy Phương có các cụ như Nguyễn Tất Thắng, còn gọi là ông Lục Thắng; Nguyễn Đình Tán (ông Lục Tán)… Hầu hết những cụ đó đều là các nhạc công của đội nhạc cung đình của triều Nguyễn.
Truyền thống âm nhạc cung đình được các cụ truyền lại các thế hệ sau theo nguyên tắc “phụ thừa tử kế” (cha truyền con nối) và đồng thời, cũng có nhận học trò là con em của làng mình. Điều đó giúp cho âm nhạc truyền thống cung đình ở Hương Thủy, trong một thời gian dài, xây dựng được lực lượng kế cận có tài năng. Nhiều gia đình, dòng họ, qua sự kế thừa liên tục đã xây dựng nên truyền thống cho chính mình. Tiêu biểu như họ Nguyễn Đắc ở làng Dã Lê Chánh, xã Thủy Vân; họ Dương ở xã Thủy Bằng; họ Nguyễn Đình với gia đình cụ Nguyễn Đình May (1906 - 1989) ở làng Dã Lê Thượng – phường Thủy Phương…
Sau năm 1945, đội Nhã nhạc của triều Nguyễn tan rã. Với sự cố gắng của Thái hậu Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại), một đội Nhã nhạc được hình thành và thường trình diễn những bản nhạc truyền thống của cung đình; trong đó, có những người nhạc công xuất thân từ Hương Thủy. Khoảng giữa những năm 60 của thế kỷ trước, ở các huyện hình thành nên các hội âm nhạc truyền thống. Với Hương Thủy, hội có tên là “Hội Cổ nhạc Linh thanh Hương Thủy” với hội trưởng là cụ Lê Hữu Nhơn, người gốc An Cựu nhưng tới đời ông cố thì về ở làng Dã Lê Thượng.
Khi hỏi về cụ thân sinh, ông Lê Hữu Thôi, hiện ở ngôi nhà cũ của cụ Lê Hữu Nhơn, kiệt 16 đường Nguyễn Văn Chư, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, nhớ lại: “Khi tôi đi tham gia cách mạng, ba tôi đã tham gia Hội Cổ nhạc Linh thanh rồi, chừng năm 1966. Ba tôi nói, dù có việc chi đi nữa thì ba cũng không bỏ được âm nhạc vì đó là cuộc sống của ba. Sau ngày 26/3/1975, về nhà, ba tôi vẫn là một nhạc công, thời điểm đó Hội Cổ nhạc Linh thanh gần như không hoạt động nữa. Lúc đó, ba tôi buồn lắm”.
Hội viên gồm những nhạc công Nhã nhạc cũ và các nhạc công âm nhạc truyền thống ở địa bàn Hương Thủy; trong đó, có những người như cụ Dương Văn Lâm (con trai cụ Bát Ngô – Dương Văn Ngô), cụ Phan Văn Tẩu – người làng Thần Phù… là những người từng tham gia giảng dạy ở Khoa Quốc nhạc của Trường Quốc gia Âm nhạc Huế. Cũng từ những người nòng cốt này, cổ nhạc được tiếp tục lưu truyền dù bao biến cố diễn ra.
Xuân 1968, chiến tranh đã gây hư hại từ đường Cổ nhạc ở đường Nguyễn Trãi, trong Thành Nội – Huế. Hội Cổ nhạc Linh thanh của Huế đã tổ chức quyên góp trùng tu lại nhà thờ tổ của mình. Năm 1970, từ đường Cổ nhạc được khánh thành nhân dịp giỗ tổ Cổ nhạc, ngày 17/10 Âm lịch. Góp phần trong đó, phải kể đến các thành viên Hội Cổ nhạc Linh thanh huyện Hương Thủy.
Ông Nguyễn Đình Xê, học trò duy nhất của cụ Lê Hữu Nhơn, hiện ở tổ 4, phường Thủy Phương, cho biết: “Hội Cổ nhạc Linh thanh lúc đó có mục tiêu truyền bá âm nhạc truyền thống rõ ràng lắm. Vì vậy, có lễ là có nhạc. Ngay ở Hương Thủy, Hội Cổ nhạc Linh thanh ngày trước tham gia vào hầu hết các hoạt động lễ hội truyền thống ở các làng của Hương Thủy. Thậm chí là các hoạt động lễ hội của huyện tổ chức. Ở các làng, khi có việc, các đội nhạc sẽ phục vụ miễn phí. Ngày nay, Hội Cổ nhạc Linh thanh không còn nên mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy chơi nhạc, điều đó khá buồn. Nếu phục hồi lại Hội Cổ nhạc Linh thanh thì hay lắm”.
Điều đáng ghi nhận là, các cụ hội viên của Hội Cổ nhạc Linh thanh Hương Thủy đã cố gắng xây dựng đội ngũ học trò, bằng nhiều hình thức, có năng lực, kế thừa được tinh hoa của cổ nhạc. Sự tham dự của một số cụ trong việc giảng dạy quốc nhạc ở Trường Quốc gia Âm nhạc trước năm 1975 có ý nghĩa quan trọng, góp phần mình vào việc bảo tồn một nền âm nhạc truyền thống. Trên cơ sở đó, âm nhạc truyền thống cung đình, lẫn dân gian được duy trì, phát huy về sau.
Được tiếp chuyện với cố nghệ nhân dân gian Lữ Hữu Thi cách đây gần 4 năm, lúc cụ về tham dự lễ giỗ Cổ nhạc ngày 17/10 âm lịch (2013) tại làng Dã Lê Thượng, cụ cho biết, với đóng góp của Hội Cổ nhạc Hương Thủy mà năm 1970, sau khi khánh thành từ đường Cổ nhạc ở trong Thành Nội, Hội của huyện Hương Thủy là một trong hai hội được vinh dự sao chép gia phổ cổ nhạc và rước về để lưu giữ trong hội.
Một trong những người tham gia rước là ông Nguyễn Đình Xê, học trò của Hội trưởng Hương Thủy – Lê Hữu Nhơn, cho biết thêm: “Gia phổ được rước về bằng xe lam ngay trong chiều, kèn trống đánh thổi suốt quãng đường từ Từ đường Cổ nhạc về tận làng Thần Phù (Thủy Châu, Hương Thủy). Ban đầu, bác Phan Văn Tẩu là hội phó giữ, sau này trao lại cụ Lê Hữu Nhơn và tôi giữ. Hiện nay là Hội Cổ nhạc Dã Lê giữ”.
Với những người cổ nhạc Dã Lê, tinh thần cổ nhạc không bao giờ ngừng. Vì thế, dù Hội Cổ nhạc Linh thanh Hương Thủy đã không còn nhưng hậu duệ của hội nhạc này đã kế thừa và gần đây đã tự xây dựng một hội nghề nhạc riêng, dù chưa được công nhận chính thức, là Hội Cổ nhạc Dã Lê. Với mục tiêu giữ tinh hoa cổ nhạc mà người làng Dã Lê (bao gồm 2 làng Dã Lê Chánh và Dã Lê Thượng) đã có được.
Đình Đính
顶: 376踩: 155
【keof】Hội “Cổ nhạc Linh thanh” ở Hương Thủy
人参与 | 时间:2025-01-10 16:35:02
相关文章
- Hà Nội công bố địa chỉ tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- Trên 250 người được khám, chữa bệnh, phát thuốc miễn phí
- Trân quý những dấu tích lịch sử
- Hòn đảo 'nhiều ma nhất thế giới'
- Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- Phát huy nội lực để giảm nghèo
- Bến xe quá tải trong ngày 30
- Cứu sống ngư dân bị cá mặt quỷ tấn công
- Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Al Arabi, 21h35 ngày 6/1: Khó tin chủ nhà
- Phối hợp giám sát BHXH trong các doanh nghiệp
评论专区