5S - một mô hình thay đổi thói quen làm việc năng suất 5S được biết tới là mô hình,ạisắctháivàdiệnmạomớmidtjylland – lyngby phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc có nguồn gốc từ đất nước Nhật Bản được nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam nghiên cứu và áp dụng. Đây là mô hình mang đến những lợi ích, năng suất chất lượng rất hiệu quả cho các tổ chức, doanh nghiệp nếu thực sự áp dụng, triển khai. Nguyên tắc 5S được hình thành và phát triển từ thế kỉ XVI, bắt nguồn bởi những người thợ đóng tàu tại Venice, Ý. Đến thế chiến 2, nguyên tắc 5S được ứng dụng ngày càng phổ biến. Và ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Nhật Bản được xem là cái nôi phát triển, đưa mô hình 5S được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới. 5S được biết tới là cách gọi của từ có 5 chữ S đầu trong tiếng Nhật bao gồm: (Seiri) - Sàng lọc (Sort): Đây là bước đầu tiên của hoạt động 5S, xác định tiêu chí hủy bỏ, sử dụng các thẻ thông báo hủy bỏ/ hoặc chờ xử lý. (Seiton) - Sắp xếp (Set in order): Sau khi thực hiện sàng lọc thì sắp xếp lại các vật dụng sao cho dễ tìm, dễ thấy, thuận tiện khi sử dụng. Seiso - Sạch sẽ (Shine): Thực hiện vệ sinh, lau chùi, dọn dẹp mọi thứ gây bẩn tại nơi làm việc nhằm tạo môi trường sạch sẽ, thoải mái, máy mọc được vận hành tốt. (Seiketsu) - Chuẩn hóa (Standardize): Xây dựng các tiêu chuẩn 3S trên tại các khu vực để đào tạo, hướng dẫn. Tạo cho mọi người thói quen tuân thủ các quy định tại nơi làm việc. Shitsuke - Tự giác (Sustain): Tạo thói quen tự giác vào các hoạt động 5S, duy trì nề nếp, tác phong, tuân thủ quy định tại nơi làm việc. |