VHO - Ngày 20.11,ườngĐHVănhóaTPHCMkỷniệmNgàyNhàgiáoViệty le 365 Trường ĐH Văn hóa TP.HCM tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11. Dự lễ kỷ niệm có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông; Vụ trưởng Vụ Đào tạo (Bộ VHTTDL) Lê Anh Tuấn. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng, ấm áp với sự có mặt của các thế hệ cán bộ, giảng viên, người học; đại diện các đơn vị đối tác, đơn vị sử dụng lao động.Phát biểu chào mừng, PGS.TS Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ VHTTDL gửi lời tri ân đến các thế hệ nhà giáo, chúc mừng và biểu dương những thành tích mà tập thể Nhà trường đã đạt được trong thời gian qua. Thứ trưởng bày tỏ: Ngày 20.11 hằng năm là ngày lễ của ngành Giáo dục và là ngày Nhà giáo, nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành. Điều này thể hiện tính nhân văn, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy ngàn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo từ bao đời. Đối với lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật, thông tin, thư viện và du lịch… các thế hệ thầy, cô giáo của Trường ĐH Văn hóa TP.HCM đã đồng hành cùng với sự phát triển và trưởng thành của Nhà trường trong suốt gần 50 năm qua, đã và đang ngày đêm âm thầm đóng góp trí tuệ cho việc thực hiện sứ mệnh cao cả của Nhà trường. Hiện nay, Trường ĐH Văn hoá TP.HCM với vai trò là một trong những trường đại học lớn của Bộ VHTTDL tại khu vực phía Nam, là nơi đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, bảo tàng, thư viện, thông tin truyền thông và du lịch. Năm học 2023-2024 vừa qua, Nhà trường đã nỗ lực quyết tâm vượt mọi khó khăn, đạt được nhiều thành quả trong công tác đào tạo, kiểm định chất lượng, nghiên cứu khoa học, công tác giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên, xây dựng văn hóa học đường và phục vụ cộng đồng. Với sự tâm huyết của các thầy cô giáo, Nhà trường đã không ngừng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật; phát triển hệ thống chương trình, giáo trình, hệ thống học liệu; triển khai tốt công tác nghiên cứu khoa học; tăng cường hợp tác quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển… “Nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam lần thứ 42, thay mặt Lãnh đạo Bộ VHTTDL, tôi gửi lời tri ân sâu sắc đối với công lao đóng góp của các cán bộ lãnh đạo, quý thầy cô giáo qua các thời kỳ đối với sự nghiệp đào tạo lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật, thông tin, thư viện và du lịch của nước nhà và sự phát triển của Trường ĐH Văn hoá TP.HCM ngày hôm nay. Tôi mong muốn và hy vọng rằng các thế hệ cán bộ, giảng viên Nhà trường tiếp tục phát huy những kinh nghiệm, thành quả đã đạt được, luôn giữ nhiệt huyết trong phát hiện, bồi dưỡng tài năng lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật, thông tin, thư viện và du lịch đáp ứng với yêu cầu của tình hình và bối cảnh phát triển mới của đất nước”, Thứ trưởng Tạ Quang Đông nhấn mạnh. PGS.TS Lâm Nhân, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hoá TP.HCM bày tỏ: Trong suốt chặng đường phát triển gần 50 năm, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM luôn tự hào với sứ mệnh lan tỏa tri thức, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Đằng sau mỗi bước tiến của nhà trường là sự nỗ lực, tâm huyết của quý thầy cô giáo – những người không chỉ giảng dạy mà còn truyền cảm hứng học tập, hun đúc tinh thần yêu văn hóa, đam mê nghiên cứu khoa học cho các thế hệ sinh viên. "Dạy học chưa bao giờ là một hành trình dễ dàng, đặc biệt trong bối cảnh giáo dục hiện đại với nhiều thách thức: sự thay đổi nhanh chóng của tri thức, sự đòi hỏi khắt khe về kỹ năng và trách nhiệm đối với xã hội. Nhưng chính thầy cô đã làm nên sự khác biệt, bằng bản lĩnh, sự sáng tạo và cả tình yêu nghề. Trường ĐH Văn hóa TP.HCM từ lâu đã lấy triết lý giáo dục “Giáo dục toàn diện, tạo lập tương lai” làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Chúng ta không chỉ đào tạo tri thức mà còn chú trọng bồi đắp nhân cách, phát triển tư duy sáng tạo, xây dựng bản lĩnh cho các thế hệ sinh viên”, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết. Theo ông Lâm Nhân, trong bối cảnh các trường đại học công lập đang đứng trước áp lực cạnh tranh ngày càng cao với các cơ sở đào tạo khác, sự phát triển không chỉ đòi hỏi tầm nhìn chiến lược mà còn phụ thuộc vào nỗ lực của mỗi thầy cô. “Tự chủ đại học là mục tiêu mà Trường ĐH Văn hóa TP.HCM đang hướng đến, nhưng chúng ta hiểu rằng đó không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức mà mỗi con người chúng ta phải đối mặt. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục và sự đòi hỏi ngày càng cao từ xã hội, đội ngũ giảng viên của trường phải không ngừng học hỏi, tự đổi mới bản thân và cải tiến phương pháp giảng dạy sao cho thích nghi với những xu thế mới. Sứ mệnh của chúng ta không chỉ dừng lại ở việc đào tạo những cử nhân, thạc sĩ, hay tiến sĩ về văn hóa, mà còn là ươm mầm cho những công dân toàn cầu mang bản sắc Việt Nam. Vai trò của thầy cô không chỉ đơn thuần là người giảng dạy kiến thức, mà còn là người truyền cảm hứng, định hướng và hỗ trợ để người học phát huy năng lực, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của xã hội”, ông Lâm Nhân nhấn mạnh. |