【ket qua monterrey】Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

  发布时间:2025-01-10 10:17:09   作者:玩站小弟   我要评论
Các quyền bình đẳng của con người trong hệ thống pháp luật Việt Nam được quy đị ket qua monterrey。

Các quyền bình đẳng của con người trong hệ thống pháp luật Việt Nam được quy định khá đầy đủ,ềnbnhđẳngcủacngdntrướcphpluậket qua monterrey chi tiết; trong xã hội được thực thi nghiêm túc.

Cử tri ở thị trấn Trà Lồng (trái), thị xã Long Mỹ được tạo điều kiện thuận lợi khi đi bầu cử.

Các quyền ấy tương ứng với Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên Hiệp Quốc.

Cụ thể đối với Điều 16: “Mọi người đều có quyền được công nhận là thể nhân trước pháp luật ở mọi nơi”; và Điều 26: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Về mặt này, pháp luật phải nghiêm cấm mọi sự phân biệt đối xử và đảm bảo cho mọi người sự bảo hộ bình đẳng và có hiệu quả chống lại những phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc các địa vị khác”.

Hiến pháp năm 2013 nước ta nêu: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.

Nguyên tắc Hiến định được các đạo luật cụ thể hóa.

Điều 5 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản; và cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

Về vấn đề quốc tịch, Luật Quốc tịch quy định: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Công dân Việt Nam không ai bị tước quốc tịch Việt Nam (trừ trường hợp thuộc các quy định tước quốc tịch).

Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân”, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, chế định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định”.

Cụ thể hơn về việc tham gia bỏ phiếu bầu của công dân, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nêu: “Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân; cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay; cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri; đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

Trong quan hệ gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình nhấn mạnh yếu tố vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân; không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định, tương ứng với đó là con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình.

Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu, ngược lại cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Quy định bình đẳng trong kinh doanh, thương mại cũng thể hiện rõ trong đạo luật thương mại đó là: Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại; trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào.

Trong tố tụng dân sự, hình sự và hành chính, pháp luật nước ta quy định, Tòa án xét xử theo nguyên tắc mỗi công dân mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hội; bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các doanh nghiệp và thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế; bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật…

Bài, ảnh: TRÍ THỨC

相关文章

最新评论