Theặtđỏkhiuốngrượucóthểlàdấuhiệucủaviêmmạchmáperez zeledon vso thống kê, có khoảng 8% dân số toàn cầu có cảm giác nóng bừng, đỏ mặt sau khi uống rượu, chủ yếu là người Đông Á và Đông Nam Á. Đây là tình trạng mang tính di truyền. Người bị đỏ mặt thường mang biến thể gene ALDH2*2 bị thiếu enzym ALDH2. Enzym này chịu trách nhiệm chuyển hóa rượu trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu từ Stanford Medicine phân tích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên và phát hiện đây có thể là dấu hiệu của những căn bệnh đe dọa đến tính mạng.
Nghiên cứu, công bố trên tạp chí Science Translational Medicine, xem xét những con chuột có cùng dạng biến thể di truyền. Tác giả của nghiên cứu, tiến sĩ Joseph Wu, Giám đốc Viện Tim mạch Stanford, cho biết những con chuột này có thể bị suy giảm khả năng giãn nở mạch máu.
"Khi được uống rượu, kích thước mạch máu của các con chuột mở rộng, độ dày mạch máu tăng, giảm khả năng co bóp và thư giãn", tiến sĩ Wu giải thích. Các nhà nghiên cứu kết luận phản ứng viêm trong mạch máu đã làm hạn chế lưu lượng máu, có khả năng dẫn đến bệnh mạch vành.