发布时间:2025-01-10 16:38:45 来源:Empire777 作者:World Cup
Với một gia đình trọn vẹn,ẹđơnthnbntuhũnuihaiconvođạihọkết quả jeju việc nuôi dạy con ăn học đã khó, với người mẹ đơn thân như bà Trần Thị Hường, ở khu vực 1, phường IV, thành phố Vị Thanh, hành trình ấy càng chông gai, vất vả hơn.
Mỗi ngày, bà Hường đạp xe bán tàu hũ và sữa đậu nành quanh phường IV và xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh.
Tần tảo sớm khuya
Hơn 9 giờ sáng, bà Hường đi bán tàu hũ về đến nhà, ánh mắt bà vui hẳn lên bởi hôm nay bán đắt về sớm. Bà Hường chia sẻ: Cuộc sống khó khăn nên bà phải cố gắng nhiều hơn nữa, có những hôm nhức đầu, chóng mặt cũng ráng mà đi bán, chỉ khi nào bệnh nhiều bà mới nghỉ. “Tui phải lo cho mẹ già ngoài 80 tuổi và chuyện học hành của con nữa. Nếu không làm thì tiền đâu mà xoay sở”.
Bà kể, lúc mới cưới chồng bà cũng lo làm ăn, sau đó ông nhậu nhẹt, mà mỗi lần như vậy thì hay chửi bới, đánh đập bà. Nhiều lần như thế, không thể chịu đựng nên bà quyết định ly hôn khi con gái nhỏ mới 3 tuổi. Bà Hường chia sẻ: “Lúc đầu, mẹ tui khuyên tui nên hàn gắn không nên ly hôn. Thế nhưng, sau mấy lần quay về chung sống, tính tình ông ấy vẫn vậy, không thể chịu đựng được nữa nên tui dứt khoát luôn”.
Ly hôn, bà Hường sống cùng mẹ ruột, cuộc sống nghèo khó, không ruộng nương, vốn biết nghề may, nên bà nhận may quần áo tại nhà. Tuy nhiên, nghề này thu nhập không được bao nhiêu, bà liền học nghề làm tàu hũ của một người quen. Biết nghề, bà cố gắng làm, không ngại thức khuya, dậy sớm. Cũng nhờ nghề này mà bà có đồng ra đồng vô lo cuộc sống gia đình và chuyện học hành của con. “Mỗi ngày cứ hơn 3 giờ sáng là tôi thức dậy chiên tàu hũ, nấu sữa đậu nành. Đến 5 giờ thì đạp xe đi bán vòng vòng ở xã Vị Tân và phường IV. Hôm nào bán đắt thì về nhà sớm, nghỉ ngơi được chừng tiếng đồng hồ, hôm nào bán ế, bán chậm thì hơn 11 giờ mới về đến nhà, lo cơm nước xong thì lại chuẩn bị chiên tàu hũ bán buổi chiều”, bà Hường kể.
Công việc cứ thế ngày này sang ngày khác, dẫu bận bịu suốt ngày, hầu như không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, nhưng bà luôn cố gắng. Thấy bà vất vả, bà con lối xóm cũng thương tình ủng hộ, mỗi ngày bà cũng kiếm được từ 100.000-150.000 đồng.
Hành trình nuôi con vào đại học
Cuộc sống túng thiếu, bà Hường luôn tự động viên mình và chưa lúc nào bà có ý định cho con nghỉ học. Hiện nay, hai người con gái của bà đang học đại học năm cuối. “Con gái lớn học ngành thiết kế nội thất Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, còn con gái nhỏ học ngành nông học Trường Đại học Cần Thơ. Còn vài tháng nữa là hai chị em tụi nó ra trường, lo cho con học hành được như vậy tui thấy mừng lắm”, bà Hường rơm rớm nước mắt.
Một mình nuôi con, những tưởng bà sẽ gục ngã trước những khó khăn của cuộc sống. Thế nhưng, bà đã gượng dậy với nghị lực vươn lên, quyết nuôi con ăn học thành tài. Trong căn nhà nghèo dẫu không có nhiều đồ đạc, nhưng lại có rất nhiều giấy khen, đây chính là động lực để bà cố gắng mỗi ngày.
Năm 2017, khi người con gái lớn Nguyễn Thị Cẩm Tiên đỗ đại học, dù rất vui mừng, nhưng trong lòng bà bộn bề nhiều nỗi lo. Mừng vì con không kém bạn kém bè nhưng lo biết lấy đâu ra tiền để đóng học phí cho con, rồi đủ thứ chi phí khác. Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Tiên luôn tiết kiệm trong mọi chi tiêu. Đến năm 2018, người con gái nhỏ Nguyễn Thị Cẩm Huệ tiếp tục đậu vào Trường Đại học Cần Thơ. Từ đây, nỗi lo càng đè nặng lên đôi vai gầy của người mẹ đơn thân này. “Với hộ nghèo như tui, nuôi hai đứa con học đại học đâu phải chuyện dễ, nhưng vì con nên phải ráng. Với lại, trong lúc tụi nhỏ đi học, cha nó cũng hỗ trợ tiếp”, bà Hường trải lòng.
Nhà nghèo, để có tiền đóng học phí cho con, bà đã vay tiền Nhà nước, còn tiền sinh hoạt, tiền thuê trọ bà chắt góp từ việc bán tàu hũ của mình. Thấy bà nghèo khó, vất vả một số người bảo sao bà lo cho con học đại học làm chi cho tốn kém, nhưng nghĩ đến tương lai của con bà càng cố gắng hơn nữa. “Đời mình có khổ đến mấy cũng cố nhẫn nhục để con cái được bằng bạn bằng bè. Với tôi, con là tất cả, chỉ cần con có được nghề nghiệp ổn định, có vất vả mấy tôi cũng chịu. Giờ đây, tui mong sao chị em tụi nó ra trường tìm được việc làm, để có thể tự lo cuộc sống của bản thân”, bà Hường tâm sự.
Nhận xét về bà Hường, chị Trần Thị Thùy Linh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường IV, cho biết: “Dù là hộ nghèo, phụ nữ đơn thân nhưng bà Hường luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, nhất là cố gắng lo cho con ăn học thành tài, câu chuyện của bà cũng truyền cảm hứng cho nhiều phụ nữ khác. Trước hoàn cảnh của bà, chính quyền địa phương cũng quan tâm, tạo điều kiện, để bà có thể cải thiện kinh tế và lo cho con ăn học”. |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
相关文章
随便看看