【getafe – osasuna】Làm gì để gỡ ‘nút thắt’ chất lượng nguồn nhân lực?
Đây là nội dung được tập trung trao đổi,àmgìđểgỡnútthắtchấtlượngnguồnnhânlựgetafe – osasuna thảo luận tại hội thảo “Giải pháp mới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước thềm CPTPP”, tổ chức chiều 5/4, tại Hà Nội.
“Khát” nhân lực chất lượng cao
Nhận xét về thị trường lao động và chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam, bà Lê Kim Dung, Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, hiện dân số nước ta ước tính đạt khoảng 94 triệu người vào năm 2018; trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 54,61 triệu người, chiếm 59,5%. Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ “dân số vàng” với nguồn cung lao động dồi dào và ổn định.
Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực lao động Việt Nam còn rất nhiều hạn chế, trong đó tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao… nên chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập.
Cùng quan điểm trên, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, theo số liệu điều tra của Viện Khoa học lao động xã hội, 2/3 số doanh nghiệp cho biết phần lớn người lao động Việt thiếu hụt kỹ năng về chuyên môn và các kỹ năng nòng cốt khác.
Dẫn chứng thêm, ông Lộc cho biết, Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2017 do VCCI thực hiện và công bố mới đây cũng cho thấy, 55% doanh nghiệp Việt khẳng định khó tìm kiếm nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của công ty.
Tương tự, 69% doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng cho rằng họ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng được cán bộ kỹ thuật có tay nghề để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Các chuyên gia trao đổi, thảo luận tại hội thảo. Ảnh: Thiện Trần |
Cũng lo ngại về thực trạng thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam hiện nay, ông Trần Mạnh Đức, công tác tại Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chia sẻ, tác động kép của hội nhập và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra thách thức lớn với nguồn nhân lực của Việt Nam, đồng thời sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung cầu lao động khi có sự xuất hiện của các robot.
“Theo nhiều phân tích, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, theo đó, số lao động của Việt Nam sẽ giảm một nửa so với hiện nay. Trong đó, nhiều ngành nghề sẽ biến mất và xuất hiện nhiều ngành nghề mới, do vậy, nguồn nhân lực cần phải được đào tạo lại đề phù hợp với bối cảnh và nhu cầu mới. Cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất trong thời đại cách mạng 4.0 là cạnh tranh nguồn nhân lực. Nếu Việt Nam không chuẩn bị tốt sẽ “hụt hơi” và không vượt qua được bẫy thu nhập trung bình”, ông Đức nhấn mạnh.
Cần liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề
Liên quan đến đánh giá tác động của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tới phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam, bà Lê Kim Dung cho rằng, CPTPP đang tạo ra cả những cơ hội và thách thức.
Phân tích về cơ hội, theo bà Dung, quá trình hội nhập sẽ tạo cơ hội để Việt Nam trở thành điểm đến của nhiều dòng chảy đầu tư nước ngoài, giúp tăng những dự án đầu tư mang tính tiên phong về công nghệ giúp thu hẹp khoảng cách về năng suất lao động; đồng thời, nâng cao trình độ quản lý, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động…
Về thách thức, bà Dung cho rằng, cạnh tranh về nhân lực chất lượng cao sẽ diễn ra trên bình diện thế giới, khu vực và quốc gia. Bên cạnh đó, với những cam kết về mở cửa thị trường lao động sẽ mở ra khả năng di chuyển lao động giữa các nước, theo đó đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng nghề cao, có năng lực làm việc trong môi trường quốc tế với những tiêu chuẩn, tiêu chí rất cao…
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của hội nhập, một trong những giải pháp quan trọng theo bà Dung đề xuất, đó là quá trình đào tạo nghề cần có sự liên kết với doanh nghiệp để nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp cũng như những tiêu chuẩn, tiêu chí lựa chọn nguồn nhân lực mà doanh nghiệp hướng tới…
Ngoài ra, theo ông Vũ Tuấn Anh, chuyên gia tư vấn và đào tạo chuyển đổi số doanh nghiệp, trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các nhà quản lý cần định hướng cho người lao động hoàn thiện tổng hòa các kỹ năng như kỹ năng truyền thống (giao tiếp, làm việc nhóm…); kỹ năng số (nhân viên có tinh thần start up, đổi mới, sáng tạo, quản trị thông tin); các kỹ năng mềm khác…./.
Diệu Thiện