当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【kèo nhà cái.net】Phát huy tính chủ động, sáng tạo ở trẻ

Báo Cà Mau(CMO) Thời gian qua, các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ nhằm phát huy tính sáng tạo, tích cực, chủ động trong học tập.

Dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” không giống với dạy học truyền thống ở chỗ giáo viên không truyền đạt kiến thức cho trẻ mà tạo điều kiện, cơ hội để trẻ chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự tìm tòi, khám phá và đúc kết kinh nghiệm. Tuy nhiên, mỗi trẻ khác nhau về thể chất và tâm lý, đòi hỏi giáo viên phải hiểu trẻ, nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp với từng trẻ. 

Hoạt động góc gia đình tạo được nhiều hứng thú cho trẻ.

Theo nhận định của cô Lê Mỹ Kiều, chuyên viên Phòng Mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau, cái hay của phương pháp này là không chỉ phát huy nhu cầu, hứng thú học tập của trẻ mà còn phát huy được tính sáng tạo của giáo viên. Căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập của trẻ, giáo viên tự thiết kế kế hoạch giảng dạy một các linh hoạt để dạy trẻ đạt kết quả tốt nhất. Nhờ có nhiều sáng tạo trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giảng dạy mà giáo viên phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục tại trường. Có nhiều sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng mang tính giáo dục và thẩm mỹ cao. 

“Tổ chức hoạt động góc” là một trong những bài giảng được phần đông giáo viên mầm non lựa chọn để thực hiện hiệu quả việc giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”. Có nhiều góc hoạt động khác nhau phục vụ việc giảng dạy như: góc biểu diễn văn nghệ, góc xây dựng, góc gia đình, góc sắm vai... Mỗi góc phù hợp với từng lứa tuổi, nhu cầu, khả năng, thế mạnh khác nhau của trẻ. Ở đó, cô giáo chỉ có vai trò là người hướng dẫn, gợi ý cách chơi theo trình tự hợp lý, còn trẻ sẽ là người thực hiện. Từ đó, trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giải quyết các tình huống mà mình gặp phải. 

Là giáo viên luôn tâm huyết với nghề, cô Nguyễn Thị Bích Thuỳ (trường Mầm non Tư thục Phổ Trí Nhân) luôn chú trọng việc “lấy trẻ làm trung tâm” trong quá trình giảng dạy của mình. Cô chia sẻ: “Ban đầu khi mới tổ chức hoạt động góc, một số em còn nhút nhát, rụt rè nên không muốn tham gia. Sau khi được khuyên nhủ, dẫn dắt và nói mẫu để trẻ bắt chước luyện tập thì các em trở nên mạnh dạn, hứng thú hơn và thực hiện hoạt động góc nhuần nhuyễn hơn”.

Phương pháp dạy học “lấy trẻ làm trung tâm” là phương pháp giáo dục hiệu quả và không kém phần thú vị để mọi đứa trẻ đều có thể chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động để tự chiếm lĩnh tri thức mới./.

Nguyên Thảo 

分享到: