您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【keo.】Đề xuất cơ chế đặc biệt cho tuyến đường kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng 正文

【keo.】Đề xuất cơ chế đặc biệt cho tuyến đường kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng

时间:2025-01-11 08:49:45 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Thủ tướng lưu ý một số vấn đề trong triển khai đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn keo.

Thủ tướng lưu ý một số vấn đề trong triển khai đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí phân bổ 147.138 tỷ đồng vốn của chương trình phục hồi

Tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng

Tại tờ trình do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tại phiên họp,ĐềxuấtcơchếđặcbiệtchotuyếnđườngkếtnốiKhánhHòaNinhThuậnLâmĐồkeo. Chính phủ kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng, từ Yang Bay - Tà Gụ kết nối với Quốc lộ 27C và đường tỉnh ĐT.707, xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Quy mô đầu tư là 56,9 km đường cấp III miền núi, 2 làn xe không có dải phân cách giữa. Nhu cầu sử dụng đất khoảng 128,96 ha và chuyển mục đích sử dụng rừng 75,58 ha (gồm 32,88 ha đất rừng đặc dụng; 27,07 ha đất rừng phòng hộ).

Với hình thức là đầu tư công, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 1.929,882 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu dự án có tính chất liên kết vùng 1.000 tỷ đồng. Nguồn vốn ngân sách địa phương là 930 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện là từ năm 2022 đến 2027.

Đề xuất cơ chế đặc biệt cho tuyến đường kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng
Phiên họp chiều 14/4.

Đồng thời, Chính phủ cũng đề nghị UBTVQH thông qua các cơ chế đặc biệt áp dụng cho dự án là giao UBND tỉnh Khánh Hòa quyết định đầu tư, tổ chức thực hiện dự án theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện dự án nhóm A do cấp tỉnh quản lý theo quy định pháp luật về đầu tư công.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh là huyện rất khó khăn, là vùng trũng và nghèo nhất của tỉnh Khánh Hoà. Do đó, nếu hoàn thành tuyến đường này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực này. Đặc biệt, tuyến đường này còn kết nối với tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng. Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng mong muốn UBTVQH ủng hộ chủ trương này.

Thẩm tra tờ trình của Chính phủ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tán thành các đề xuất được nêu và cho rằng việc đầu tư dự án sẽ phá vỡ thế độc đạo về giao thông đường bộ hiện trạng kết nối huyện Khánh Sơn, hình thành mạng lưới giao thông đường bộ có tính kết nối liên vùng cao, kết nối giữa tỉnh Khánh Hòa với hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận. Khi dự án được đầu tư, hoàn thành sẽ hình thành mạng lưới đường bộ thông suốt từ phía tây tỉnh Khánh Hòa đến phía tây tỉnh Ninh Thuận và đến tỉnh Lâm Đồng; tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế giữa các tỉnh; tạo thuận lợi cho việc kết nối các đầu mối giao thông về hàng không, hàng hải và đường sắt của 3 tỉnh trên.

Rà soát lại về kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên UBTVQH tán thành với sự cần thiết của dự án và nhiều nội dung Chính phủ trình, đồng thời cũng đề nghị Chính phủ rà soát, làm rõ hơn một số vấn đề.

Đề xuất cơ chế đặc biệt cho tuyến đường kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường góp ý về hướng tuyến của dự án.

Trong đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị rà soát lại tên gọi dự án bởi thực chất đây là đường mà nằm trên địa bàn 2 huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn của tỉnh Khánh Hòa, không đi sang địa phận của tỉnh khác. “Trong bản đồ và trong thuyết minh phải nói rõ điểm đầu, điểm cuối kết nối với những nơi nào. Tên phải thể hiện đúng để khi trình Quốc hội nói rõ đây là đường của tỉnh nhưng tạo ra năng lực kết nối với các địa phương trong vùng có liên quan” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Về kinh phí, Chủ tịch Quốc hội cho biết còn có những băn khoăn, quy mô dự án khiêm tốn nhưng thời kì thực hiện lại quá dài, đến 2027 mới hoàn thành là quá lâu. Dự án chủ yếu sử dụng vốn trung ương. Do đó cơ cấu vốn và phân kì đầu tư cần tính toán thêm cho phù hợp.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị rà soát theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và Kế hoạch đầu tư công trung hạn để xem xét trong đầu tư công có nội dung nào vốn trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho địa phương không?

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý thời điểm trình dự án liên quan đến vốn đầu tư công, dự án trình quá thời hạn 31/3 theo Nghị quyết của Quốc hội. UBTVQH không thể trình nội dung trái với nghị quyết của Quốc hội bởi đây là vấn đề liên quan đến kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách cũng là nội dung được Quốc hội cảnh báo nhiều lần.

Đối với cơ chế đặc thù, Chủ tịch Quốc hội cơ bản đồng tình, theo đó, trường hợp UBTVQH đề xuất trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án thì giao cho UBND tỉnh Khánh Hòa quyết định đầu tư, tổ chức thực hiện theo trình tự, thủ tục thẩm quyền thực hiện như dự án nhóm A do cấp tỉnh quản lý theo pháp luật đầu tư công.

Giải trình nội dung liên quan đến tính kết nối giữa của tuyến đường với tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Trần Hòa Nam cho biết, về quy mô đầu tư theo hướng tuyến, tuyến đường này hoàn toàn nằm trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa, nhưng điểm đầu tuyến kết nối với quốc lộ 27C đi Lâm Đồng, điểm cuối tuyến nằm ranh giới tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận; nội dung này đã thể hiện rõ trong hồ sơ trình và ý kiến thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ, Môi trường.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Trần Hòa Nam cũng thông tin về nguyên nhân khiến tiến độ hoàn thiện hồ sơ chậm so với kế hoạch; đồng thời báo cáo UBTVQH về khả năng cân đối vốn của địa phương; việc bố trí ngân sách dự phòng để triển khai dự án.

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ tiếp thu các ý kiến tham gia, chỉnh lý hoàn thiện hồ sơ dự án dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư tuyến đường. UBTVQH sẽ tiếp tục cho ý kiến tại phiên họp sau, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra chính thức và trình Quốc hội xem xét quyết định tại Kỳ họp thứ 5.