【nhan dinh argentina】Tin kinh tế tài chính hôm nay ngày 6/1
Tin kinh tế tài chính hôm nay ngày 6/1 trong nước
Giám đốc nhận "lương khủng" 105 triệu/tháng đã mất chức
Theếtàichínhhômnayngànhan dinh argentinao những thông tin kinh tế tài chính hôm nay trên báo chí, nguyên giám đốc Lương Khánh Thuận và Phó giám đốc Nguyễn Đăng Khoa đã mất chức.
Cụ thể, vào ngày 26/12/2014, Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa đã chủ trì ĐHCĐ thực hiện cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước Công ty môi trường đô thị Nha Trang. Theo kết quả của cuộc họp ĐHCĐ lần này, hai lãnh đạo từng bị tố cáo nhận "lương khủng" là nguyên giám đốc và Phó giám đốc đều không được bầu giữ bất cứ chức danh nào trong ban lãnh đạo.
Giám đốc công ty MTĐT Nha Trang từng nhận lương tới 105 triệu đồng/tháng. Ảnh minh họa
Trước đó, trong cuộc họp báo của UBND tỉnh Khánh Hòa, nói về vấn đề lương “khủng” của ban giám đốc Công ty Môi trường đô thị Nha Trang, ông Nguyễn Bé cho biết tại Công ty Môi trường đô thị Nha Trang có lúc giám đốc công ty nhận 105 triệu đồng/tháng (gấp hơn chín lần lương công nhân), phó giám đốc nhận 80 triệu đồng/tháng (gấp 6,4 lần lương công nhân).
Từ tháng 5/2013, sau khi có nghị định mới về lương của doanh nghiệp Nhà nước, công ty này có điều chỉnh. Ông Lương Khánh Thuận, giám đốc công ty, đã trả lại tổng cộng 555 triệu đồng, còn ông Nguyễn Đăng Khoa - phó giám đốc - trả lại gần 432 triệu đồng.
Nhà máy In tiền Quốc gia được sản xuất vàng miếng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có Quyết định số 2809/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Nhà máy In tiền Quốc gia, có hiệu lực từ ngày 31/12/2014.
Sản xuất vàng miếng là chức năng mới được bổ sung của nhà máy In tiền Quốc gia. Ảnh minh họa
Theo đó, Quyết định này sửa đổi, bổ sung Điều 3 về ngành, nghề sản xuất-kinh doanh của Nhà máy In tiền Quốc gia gồm: In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng, vật phẩm lưu niệm bằng vàng.
Cụ thể, nhà máy có chức năng, nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ in, đúc các loại tiền giấy, tiền kim loại, sản xuất vàng miếng, vật phẩm lưu niệm bằng vàng và các loại giấy tờ có giá theo kế hoạch giao của Thống đốc NHNN; Tổ chức chế bản in, tạo khuôn đúc tiền, vàng miếng, giấy tờ có giá và ấn chỉ quan trọng theo hợp đồng với NHNN; Tham gia thiết kế mẫu tiền theo quyết định của Thống đốc NHNN.
Tin kinh tế tài chính hôm nay ngày 6/1 thế giới
Giá dầu dưới 50 USD, thấp kỷ lục
Giá dầu thô ngày 5/1 tại thị trường Mỹ giảm xuống dưới 50 đô la Mỹ/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 4-2009. Cùng ngày, giá dầu thô Brent cũng giảm mạnh hơn 6%, xuống dưới 53 đô la Mỹ/thùng.
Giá dầu thô thế giới lao dốc xuống dưới 50 USD. Ảnh minh họa
Trước tình hình trên, các nhà đầu tư lo ngại tình trạng thừa cung dầu và nhu cầu yếu sẽ dẫn đến sự suy giảm mạnh hơn nữa trong giá dầu. Lý do là bởi sản lượng dầu từ đá phiến của Mỹ gần đây tăng mạnh, trong khi sản lượng dầu thế giới tăng và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) quyết định tiếp tục duy trì sản lượng khai thác hiện tại.
Trong khi đó, các nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đó có các nước châu Âu và Trung Quốc, không còn nhiều nhu cầu về dầu như trong quá khứ. Tổng hợp các yếu tố trên, vài tháng qua, cổ phiếu của các công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới như Exxon Mobil, BP... đã giảm mạnh.
Báo Mỹ nhận định Eurozone có nguy cơ tan rã
Ngày 5/1, tờ "The Wall Street Journal" (WSJ) nhận định châu Âu chưa bao giờ đứng gần sự tan rã của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) như lúc này.
Một trong những nguyên nhân khiến Liên minh châu Âu (EU) không vượt qua được khủng hoảng chính là lệnh trừng phạt của Phương Tây và các biện pháp đáp trả từ Nga.
Nhân viên Ngân hàng Pháp "Bank de France" giới thiệu đồng 10 euro mới tại Paris. Ảnh AFP-TTXVN
Hãng thông tấn RIA Novosti trích dẫn ý kiến đăng trên WSJ có đoạn: "Dự kiến năm 2014 là thời gian khu vực đồng Euro thoát khỏi khủng hoảng nợ, khi tăng trưởng kinh tế quay trở lại cùng với sự tự tin của người tiêu dùng và việc làm. Nhưng năm 2014 đã không diễn ra như vậy".
WSJ chỉ ra 3 lý do. Thứ nhất là cuộc khủng hoảng Ukraine và biện pháp trừng phạt của Phương Tây nhằm vào Nga, yếu tố này ảnh hưởng đặc biệt tiêu cực tới các doanh nghiệp Đức.
Lý do thứ hai là sự chậm lại trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển khác.
Lý do thứ ba nằm trong chính Eurozone, đó là những vấn đề cơ cấu cản trở sự phục hồi của nhiều nền kinh tế châu Âu, đặc biệt là các nước Nam Âu.
Tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc
Sau hơn 5 năm tập trung tăng cường vị thế của đồng nhân dân tệ (NDT), Trung Quốc đã ký hợp đồng hoán đổi tiền tệ với gần 30 nước và có ngân hàng thanh toán tại gần 10 quốc gia.
Thời gian gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh chiến lược quốc tế hóa đồng NDT. Mục tiêu của họ là NDT được chấp nhận làm đồng tiền thanh toán, đầu tư và dự trữ tại nhiều khu vực trên thế giới.
Đồng thời, Trung Quốc cũng có tham vọng biến NDT thành đồng tiền dự trữ. Vì nếu không, họ sẽ khó giữ được vị thế trong hệ thống tiền tệ quốc tế, dù nền kinh tế có mạnh đến thế nào đi nữa.
Trung Quốc muốn nội tệ được sử dụng phổ biến như USD. Ảnh CNN
Gần đây, có nhiều dự đoán cho rằng đến năm 2030, NDT có lẽ sẽ sánh ngang USD làm một trong những đồng tiền thống trị thị trường thế giới. Tuy nhiên, Yi Xianrong cho rằng đồng tiền này sẽ còn phải phấn đấu rất lâu nữa để bắt kịp các tiền tệ lớn trên thế giới, do Trung Quốc vẫn còn kiểm soát vốn và NDT không phải đồng tiền được tự do chuyển đổi.
Quan trọng hơn là xu hướng thay đổi cách quản trị toàn cầu của các nước phát triển vẫn chưa rõ ràng. Các quốc gia này không hề hài lòng với các quy tắc thị trường hiện tại và đang tìm cách hình thành một liên minh mới, đặt ra các luật mới với thị trường quốc tế, thông qua các thỏa thuận đầu tư và thương mại. Họ cũng sẽ thiết lập hệ thống hoán đổi tiền tệ ổn định hơn trong dài hạn.
Vì vậy, Trung Quốc sẽ phải đẩy nhanh tốc độ quốc tế hóa NDT, và củng cố vai trò đa nhiệm của đồng tiền này trong thanh toán, đầu tư và dự trữ nước ngoài nếu muốn đánh bóng sức mạnh trong hệ thống tài chính toàn cầu.
Minh Thùy (tổng hợp)
Triển vọng nào cho kinh tế năm 2015?
(责任编辑:Thể thao)
- Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- Nhập khẩu phân bón cao gấp 3 lần xuất khẩu
- Hoàng Anh Gia Lai (HAG) lùi ngày tổ chức ĐHĐCĐ thường niên đến tháng 11
- TP HCM kiến nghị giảm lãi suất, giãn nợ với các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách
- Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Ajman Club, 22h45 ngày 5/1: Khó thắng
- Chủ tịch Quốc hội yêu cầu khắc phục tình trạng “đầu năm đủng đỉnh, cuối năm vội vàng
- Microsoft vượt Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới
- Đoàn Đảng, Nhà nước Lào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- "Đinh Rú
- Nhiều trường đại học lớn công bố phương án tuyển sinh năm 2022
- Viettel Post (VTP) phát hành hơn 20 triệu cổ phiếu trả cổ tức
- Năm 2022, nhiều trường đại học sử dụng kết quả kỳ thi riêng để tuyển sinh
- Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trên
- Huyện ủy Dầu Tiếng: Chú trọng công tác xây dựng Đảng
- Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- VABIOTECH, SOVICO hợp tác với RDIF sản xuất vắc
- Nhiều địa phương thay đổi kế hoạch trở lại trường của học sinh
- Hội LHPN phường Đông Hòa (Tp.Dĩ An): Tổ chức hành trình về nguồn
- Bài học kinh nghiệm từ dự án Bauxite Tây Nguyên và 2 nghị quyết của đại hội đảng toàn quốc (Bài 3)
- Treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Quần đảo Trường Sa