您现在的位置是:La liga >>正文
【lich bong đa y】Điểm sáng trong phòng cháy, chữa cháy rừng
La liga8984人已围观
简介Mặc dù từ đầu mùa khô đến nay, tình hình nắng nóng, hạn h&a ...
Mặc dù từ đầu mùa khô đến nay,Điểmsngtrongphngchychữachyrừlich bong đa y tình hình nắng nóng, hạn hán diễn ra gay gắt, tuy nhiên với sự chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hiệu quả nên đến thời điểm này, Hậu Giang chưa ghi nhận xảy ra vụ cháy rừng nào, từ đó tỉnh được Trung ương đánh giá là địa phương có nhiều điểm sáng trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
Hậu Giang đã và đang thực hiện tốt công tác tuần tra liên ngành trong bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng.
Tỉnh Hậu Giang hiện có diện tích rừng là 3.828ha, chiếm 2,36% diện tích tự nhiên của tỉnh. Tuy diện tích rừng của tỉnh không nhiều so với những địa phương khác tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thế nhưng, do có chức năng phòng hộ cho tỉnh và cho cả khu vực ĐBSCL vì Hậu Giang có Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (diện tích tự nhiên 2.805ha, có rừng 1.434ha) được mệnh danh là “lá phổi xanh” của ĐBSCL nên công tác quản lý, bảo vệ và PCCCR luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng sự hỗ trợ của các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương có rừng trong tỉnh.
Nhiều mặt thuận lợi
Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Hiện Hậu Giang có 2 đơn vị chủ rừng lớn là Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng và Công ty Cổ phần Nông nghiệp Mùa Xuân Hậu Giang với hệ thống kênh, mương, đê bao, ranh giới khá hoàn chỉnh; từ đó thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời đây là vùng trũng, thấp, dự trữ nước ngọt khá tốt, ít bị xâm nhập mặn nên thuận lợi cho công tác PCCCR hàng năm. Ngoài ra, tỉnh đã cho chủ trương khai thác gác kèo ong, từ đó chủ rừng đã giao nhận khoán cho các hộ dân (chính sách đồng quản lý rừng). Với cách làm trên đã góp phần hạn chế tình trạng người dân lén lút vào rừng đốt ong, đây là nguy cơ gây ra cháy rừng rất cao đã được tỉnh xử lý tốt trong nhiều năm qua.
Từ đầu mùa khô đến nay, nhiều chủ rừng trong tỉnh đã chủ động thực hiện thành công thực tập PCCCR tại đơn vị.
Một điểm thuận lợi khác góp phần giúp cho công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả trong mùa khô năm nay là các chủ rừng trong tỉnh đã đưa vào sử dụng 42 camera quan sát lửa rừng gắn với giám sát người ra vào rừng trái phép; cắm trên 28 biển hiệu cấp dự báo cháy rừng; dọn, thông luồng kênh, mương được hơn 72ha mặt nước để trữ nước trong mùa khô và thuận tiện trong lưu thông; gia cố 48 cống đập trữ nước, xây dựng và sửa chữa hơn 51km đường tuần tra bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, các ngành chức năng và chủ rừng trong tỉnh tổ chức thực tập thành công 6 cuộc chữa cháy rừng, đồng thời thực hiện 192 cuộc tuần tra, bảo vệ, kiểm soát người ra vào rừng trái phép.
Ông Lư Xuân Hội, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, thông tin: Ngoài thực hiện nhiều công trình phục vụ công tác PCCCR, cũng như đi tuần tra bảo vệ rừng thì từ đầu mùa khô đến nay, đơn vị còn thường xuyên tổ chức tuyên truyền về PCCCR cho người dân, học sinh tại những vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng thuộc phạm vi khu bảo tồn quản lý. Bên cạnh đó, đơn vị luôn đảm bảo phân công lực lượng ứng trực PCCCR vào từng thời điểm cụ thể theo quy định.
Song song thuận lợi trên, việc đưa kiểm lâm về phụ trách địa bàn các xã có rừng (hiện tại có 7 kiểm lâm phụ trách 15 xã có rừng trên địa bàn tỉnh) đã giúp cho công tác quản lý, bảo vệ và PCCCR luôn được đảm bảo thông suốt từ tỉnh đến cơ sở. Nhờ vậy, không chỉ mùa khô năm nay mà nhiều năm liền, Hậu Giang không để xảy ra các vụ lấn, chiếm đất rừng và các vụ cháy rừng trên địa bàn tỉnh.
Ông Đoàn Ngọc Thân, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cho hay: Ngoài việc chỉ đạo cán bộ kiểm lâm về phụ trách địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao thì từ đầu mùa khô đến nay, đơn vị còn thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết kết hợp phương pháp kiểm tra mục trắc ẩm độ vật liệu cháy trong rừng và công tác cảnh báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm để phân tích, xác định cấp dự báo cháy rừng theo từng thời điểm sát với tình hình thực tế của địa phương. Cụ thể, đơn vị đã tham mưu Ban chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng nâng cấp dự báo cháy rừng từ cấp I (cấp thấp) lên cấp III (cấp cao) từ ngày 15-3; đồng thời nâng lên cấp IV (cấp nguy hiểm) từ ngày 5-4 và nâng lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm) từ ngày 3-5. Sau khi có quyết định nâng cấp dự báo cháy rừng, đơn vị kịp thời thông báo đến địa phương có rừng và đơn vị chủ rừng biết để chủ động trong công tác PCCCR.
Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ PCCCR
Mặc dù thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh đã có mưa tại một số khu rừng như: Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Mùa Xuân,... từ đó công tác PCCCR tương đối giảm áp lực. Tuy nhiên, theo dự báo của ngành chức năng thì từ ngày 1 đến ngày 10-5, tình hình nắng nóng tại ĐBSCL sẽ hạ nhiệt; nhưng từ ngày 11 đến ngày 16-5 có thể xuất hiện đợt nắng nóng với nhiệt độ từ 35-380C, thời tiết ít mưa, độ ẩm thấp nhất từ 55-65% nên nguy cơ xảy ra cháy rừng trong giai đoạn này ở mức cao.
Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết thêm: Trước dự báo của ngành chức năng, đồng thời cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh đang là cấp cao nhất (cấp cực kỳ nguy hiểm); do đó, ngành kiểm lâm cùng chính quyền địa phương có rừng và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh không được phép lơ là mà luôn nâng cao tinh thần chủ động trong thực hiện các giải pháp bảo vệ và PCCCR theo phương án đã đề ra.
Cũng theo ông Long, một trong những giải pháp trọng tâm cần tiếp tục thực hiện là theo dõi, kiểm tra công tác ứng trực cháy rừng từ tỉnh, huyện, xã đến các chủ rừng, bảo đảm tiếp nhận thông tin, báo cáo kịp thời, thông suốt về cấp trên. Bên cạnh đó, ngành kiểm lâm tỉnh phối hợp kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các chủ rừng thực hiện công trình phòng cháy, tổ chức thực tập chữa cháy và đánh giá khả năng, thời gian huy động phương tiện, lực lượng chữa cháy theo phương châm “4 tại chỗ”. Bên cạnh đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh cần thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, thông tin kịp thời theo từng thời điểm đến các địa phương có rừng và đơn vị chủ rừng. Ngoài ra, tất cả các khu rừng do Nhà nước quản lý phải tổ chức lực lượng tuần tra liên ngành để kịp thời ngăn ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Bộ NN&PTNT cho biết, qua 4 tháng đầu năm nay, cả nước đã xảy ra 89 vụ cháy rừng, với diện tích rừng bị ảnh hưởng ước tính sơ bộ khoảng 498ha, chủ yếu là các diện tích rừng trồng, rừng tự nhiên và rừng non phục hồi, tăng hơn 25% so với cùng kỳ. Các vụ cháy rừng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đặc biệt có những vụ cháy rừng đã gây thiệt hại về người. |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
Tags:
相关文章
Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục
La ligaGiá thép thanh Trung Quốc giảm 0,8% trong phiên hôm nay. Ảnh minh họaTrên sàn giao dịch Thượng HảiTạ ...
【La liga】
阅读更多Chứng khoán 5/3: VN
La ligaChốt lời quá mạnhSau ngày 25/2 VN-Index chạm 999,9 điểm là quay lui, hôm nay thị trường có quán tính ...
【La liga】
阅读更多Di tích Huế gặp khó do dịch COVID
La ligaKhó khăn về nguồn thu, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phải cắt giảm lao động thời vụCắt giảm la ...
【La liga】
阅读更多
热门文章
- Xuất hiện loại mã độc mới tự tải về máy không cần click chuột
- Không gian của “sự tử tế” thu hút người trẻ
- “Văn hóa phải là nguồn lực cho sự phát triển”
- Chuẩn bị cho Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 diễn ra tại Huế
- Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
- Tin chuyển nhượng 3/7 MU chốt Martinez, Raphinha lật kèo Chelsea
最新文章
友情链接
- Bảo tồn nghệ thuật hát Sli, Lượn, Phong slư và hát Then dân tộc Tày
- Ngày 2/4, khai mạc lễ hội Hoa Anh Đào Hạ Long 2015
- Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Quản lý thị trường giữa hai nước Việt Nam
- Thủ tướng: Cải cách thủ tục hành chính
- Bình Định tập huấn kỹ năng làm báo đa phương tiện cho cán bộ 4 tỉnh Nam Lào
- Tổng Bí thư tiếp Đặc phái viên của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc
- 86% ca mắc Covid
- Tổng thống Hàn Quốc đề xuất đàm phán 5 bên về Triều Tiên
- Việt Nam và Philippin hợp tác hỗ trợ ngư dân trên biển
- Bộ Tư pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật