Cơ hội tiếp cận thị trường Hoa Kỳ cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm | |
Phụ thuộc nguồn nguyên liệu NK: Thách thức lớn của ngành sản xuất,áítdựánđầutưvàovùngnguyênliệuchochếbiếnthựcphẩbảng xếp hạng vô địch bóng đá hà lan chế biến thực phẩm |
Do năng lực chế biến thấp nên nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam vẫn đi ra thị trường dưới dạng sản phẩm thô. Ảnh: N.H |
Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo Xúc tiến đầu tư trong công nghiệp chế biến thực phẩm do Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương tổ chức ngày 14/11.
Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản của Việt nam đang có đà phát triển tốt với nhu cầu lớn về thu hút vốn và công nghệ hiện đại. Đây cũng là một trong những nhóm ngành công nghiệp chính được Chính phủ Việt Nam lựa chọn ưu tiên phát triển trong giai đoạn từ nay đến 2025, tầm nhìn đến 2035.
Hiện Việt Nam đã hình thành hệ thống công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản công suất thiết kế đảm bảo chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu mỗi năm, với trên 7.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu và hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ, hộ gia đình… Trong đó, một số ngành hàng hoặc sản phẩm có thiết bị chế biến hiện đại, mang tầm của khu vực và thế giới.
Trong giai đoạn 2013 – 2018, ngành chế biến nông lâm thuỷ sản phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng giá trị khoảng 5-7%/năm. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng mạnh, bình quân tăng khoảng 8-10%/năm, riêng năm 2018 đạt mức kỷ lục hơn 40 tỷ USD, nâng cao vị thế của Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông lâm thuỷ sản lớn trên thế giới.
Sản phẩm chế biến nông sản, thực phẩm Việt Nam đã xuất khẩu tới trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể cả những thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản… Trong đó có nhiều nhóm hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định như hàng thuỷ sản, rau quả, gạo, cà phê…
Tuy nhiên, ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại đánh giá, ngành chế biến nông lâm thuỷ sản còn tồn tại những nút thắt trong chuỗi giá trị sản xuất như: năng lực công nghệ chế biến một số ngành hàng còn thấp – chủ yếu là các sản phẩm thô, chất lượng nguyên liệu và sản phẩm chế biến còn thấp… Ngành đang đối mặt với nhiều thách thức như sản xuất nông nghiệp dễ chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nguyên liệu phục vụ chế biến chưa ổn định, năng lực cạnh tranh của các DN trong nước thấp, tiêu thụ nông lâm thuỷ sản Việt Nam quá phụ thuộc vào một số thị trường…
Theo ông Chiến, với mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 65-70 tỷ USD, tương đương 200% so với hiện nay, ngành chế biến nông sản, thực phẩm cần đáp ứng được nhu cầu của sản xuất quy mô lớn và trình độ công nghệ đạt trung bình tiên tiến trở lên. Trong đó giải pháp hợp tác đầu tư, kinh doanh với các đối tác có công nghệ hiện đại là một giải pháp quan trọng.
Ông Lê Hồng Minh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển công thương, Cục Xúc tiến thương mại, thông tin, hiện vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chế biến thực phẩm đạt khoảng 11,2 tỷ USD với 717 dự án, không kể các dự án mua cổ phần và M&A. Ngoài ra còn có hơn 500 triệu USD vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước vào lĩnh vực này với 17 nhà máy chế biến rau quả, gia súc, gia cầm hiện đại.
Tuy nhiên, ông Minh cũng cho hay, vốn đầu tư FDI vào công nghệ chế biến thực phẩm hiên có độ chênh lệch cao giữa các ngành nghề, thường tập trung chủ yếu vào các dự án thu hồi vốn nhanh như chế biến nông sản, bia rượu đồ uống, chế biến thuỷ sản. Các doanh nghiệp FDI ít hoặc chưa đầu tư vào vùng nguyên liệu, do vậy các ngành hỗ trợ cho chế biến thực phẩm như trồng trọt, chăn nuôi chưa được phát triển theo mô hình hiện đại, đạt tiêu chuẩn.
TS. Frauke Schmitz-Bauerdick - Trưởng đại diện Cơ quan xúc tiến Thương mại và Đầu tư của CHLB Đức tại Việt Nam đánh giá Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và nhiều tiềm năng thu hút đầu tư. Bà Frauke Schmitz-Bauerdick cho rằng, với kinh nghiệm và năng lực của mình, các doanh nghiệp Đức chắc chắn đáp ứng được nhu cầu về công nghệ và đầu tư ở thị trường Việt Nam.
“Trong thời gian tới, với sự phối hợp chặt chẽ của hai quốc gia sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển quan hệ thương mại nói chung và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nói riêng. Chúng ta sẽ làm tốt hơn nếu chúng ta làm cùng nhau” – bà Frauke Schmitz-Bauerdick nói.