【số liệu thống kê về frosinone gặp atalanta】Hóa giải áp lực, chặn đà lạm phát tăng theo lương

  发布时间:2025-01-13 15:35:36   作者:玩站小弟   我要评论
Đồ họa: Phương AnhCPI tháng 7/2024 chỉ tăng 0,48%Một trong những thành công trong điều hành được Thủ số liệu thống kê về frosinone gặp atalanta。
Hóa giải áp lực, chặn đà lạm phát tăng theo lương
Đồ họa: Phương Anh

CPI tháng 7/2024 chỉ tăng 0,48%

Một trong những thành công trong điều hành được Thủ tướng Chính phủ nhắc đến trong phiên họp thường kỳ tháng 7 vừa qua của Chính phủ đó là, chúng ta thực hiện tăng lương cơ sở nhưng lạm phát tăng không đáng kể. Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 chỉ tăng 0,48% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 7 tăng 1,89% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,36%.

Giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng và mức đóng bảo hiểm y tế được điều chỉnh theo mức lương cơ sở mới là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2024 tăng so với tháng trước. Trong mức tăng 0,48%, thống kê cho thấy có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng; riêng nhóm bưu chính, viễn thông ổn định giá.

Bình quân 7 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,73%

Bình quân 7 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,12%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Có thể nói, đến thời điểm này, những lo lắng về việc “té nước theo mưa”, “lương chưa tăng giá đã tăng” đã được hóa giải. Trước đó, khi dư luận lo ngại về tăng lương sẽ kéo theo tăng giá gây lạm phát, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính), đã dự báo, việc điều chỉnh lương chủ yếu diễn ra trong khu vực công. Khu vực này có quy mô không lớn trong nền kinh tế, chưa đến 8% số lao động, tương ứng gần 4 triệu lao động, chưa kể lương khu vực công thấp hơn nhiều so với lương khu vực tư nhân.

Theo tính toán của vị chuyên gia này, quỹ lương toàn nền kinh tế chỉ tăng tương ứng 2,4%, bởi vậy, các tác động từ việc tăng lương tới lạm phát thời gian tới sẽ không quá lớn. “Tăng lương có tác động đến tăng giá nhưng không quá nhiều. Bởi giá cả luôn tăng, cũng không thể cấm tăng giá khi tăng lương, chỉ có điều mức tăng cao hay thấp, còn lạm phát hợp lý khoảng 4%/năm là chấp nhận được”- thường có những nhận định khá sát với mức tăng CPI thực tế, TS. Nguyễn Đức Độ cho hay.

Dự báo CPI năm 2024 chỉ ở mức 3,4%

Theo nhận định của Bộ Tài chính, nửa đầu năm 2024, lạm phát trung bình chỉ tăng 0,23%/1 tháng. Đáng chú ý, trong quý II, tốc độ tăng CPI trung bình chỉ 0,1%/1 tháng. Nếu như tốc độ tăng CPI này vào cuối năm được duy trì như trong quý II, thì lạm phát năm nay có thể chỉ ở mức 3,4%.

Trên thực tế, chúng ta chuẩn bị kỹ trong điều hành và không chủ quan nhằm giữ lạm phát ở mức thấp hơn so với mục tiêu đề ra, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Mối đe dọa lạm phát của Việt Nam những năm qua là không lớn. Nếu như chúng ta nhìn vào lạm phát cùng kỳ và lạm phát trung bình thì có thể thấy khá cao trên 4%, do tác động từ các cuộc điều chỉnh giá y tế và giáo dục trước đó.

Theo các chuyên gia kinh tế, nếu như trong năm 2024, giả sử không có các cuộc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục quy mô lớn thì lạm phát so với cùng kỳ sẽ giảm rất mạnh trong quý III cuối cùng của năm. Nguyên nhân lạm phát thấp là do kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong quý II tăng trưởng đạt 6,42%, nhưng tính trung bình 5 năm thì mức tăng trưởng chỉ ở mức 5%. Điều này cho thấy, nền kinh tế hoạt động dưới tiềm năng. Một yếu tố khác là do tốc độ cầu tiêu dùng luôn luôn thấp so với tốc độ tăng trưởng GDP. Điều này lý giải người dân có xu hướng tăng cường tiết kiệm chi tiêu hơn. Ngoài ra, 6 tháng đầu năm, tỷ giá tăng khá mạnh (khoảng hơn 4%). Tuy nhiên, kể từ tháng 4 đến nay, diễn biến tỷ giá đã ổn định hơn.

Theo Chuyên gia, TS. Nguyễn Đức Độ, trong những tháng cuối năm, áp lực tỷ giá là không cao khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có kế hoạch hạ lãi suất từ 1 - 2 lần. Cùng với đó, đồng USD trên thị trường thế giới có thể giảm giá. Các yếu tố này sẽ góp phần kiểm soát lạm phát trong nước.

Đối với mối lo ngại từ tăng lương, các chuyên gia kinh tế nhận định trước đó đã đúng. Việc tăng 30% lương ở khu vực công không ảnh hưởng nhiều đến cầu tiêu dùng của người dân, vì vậy, tác động của tăng lương đến lạm phát là không lớn. Trên thực tế, nhiều năm trước cũng áp dụng tăng lương, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến lạm phát. Về nguy cơ đến từ yếu tố tỷ giá, theo giới chuyên gia, thời gian qua, việc tỷ giá tăng do chịu tác động của đồng USD tăng giá trên thị trường thế giới. Trong 6 tháng đầu năm 2024, đồng USD tăng khoảng hơn 4%. Tỷ giá ở Việt Nam cũng tăng ở mức đó. Đây là xu hướng tăng trong trung hạn.

Dự báo, từ nay đến cuối năm kinh tế sẽ phục hồi khá mạnh mẽ. Khi kinh tế phục hồi trong một quý thì nhiều khả năng nó sẽ phục vụ hồi trong quý tiếp theo. Quý III/2024 khả năng nền kinh tế sẽ tiếp tục phục hồi, nhưng có nhiều biến số khi nền kinh tế nước ta phụ thuộc lớn vào xuất khẩu. Những yếu tố này có khả năng tác động đến lạm phát, song không quá lớn.

PGS. TS NGÔ TRÍ LONG – CHUYÊN GIA KINH TẾ: Nỗ lực trong điều hành của Chính phủ đã phát huy hiệu quả

Hóa giải áp lực, chặn đà lạm phát tăng theo lương

Lạm phát toàn cầu đang có biểu hiện đi ngang sau một thời gian giảm nhanh nhưng trước bức tranh kinh tế khó đoán định khiến xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ của các nền kinh tế lớn vẫn chưa rõ rệt.

Tốc độ tăng chỉ số lạm phát của Mỹ trong nửa đầu năm 2024 biến động quanh 3,1-3,5%, của Anh giảm dần đầu năm từ 4% xuống 2,3%, Pháp từ 3,1 xuống 2,2%, của Đức từ 2,9% xuống 2,4%. Lạm phát của Nga biến động quanh 7,4-7,8%, của Trung Quốc từ -0,8% đầu năm tăng lên 0,3%, Thái Lan từ -1,11% đầu năm lên 1,54%, Singapore biến động quanh 2,7-3,4%.

Trong bối cảnh đó, lạm phát của Việt Nam được kiểm soát ở mức phù hợp để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Trong hơn nửa năm qua, thị trường bán lẻ trong nước đang trên đà hồi phục nhờ sự đóng góp tích cực của ngành du lịch tuy tốc độ tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước. Từ đầu năm đến nay, mặt bằng giá thị trường trong nước tháng này so với tháng trước biến động theo quy luật tăng vào đầu năm sau đó giảm và tương đối ổn định trong các tháng tiếp theo.

Có thể nói, tình hình lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát theo mục tiêu của Quốc hội. Kết quả này cũng cho thấy nỗ lực trong điều hành các chính sách của Chính phủ đã phát huy hiệu quả. Từ nay đến cuối năm, áp lực lạm phát là không quá lớn./.

Ông PHẠM VĂN BÌNH – PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ GIÁ, BỘ TÀI CHÍNH: Các chính sách hỗ trợ thuế góp phần kiểm soát lạm phát

Hóa giải áp lực, chặn đà lạm phát tăng theo lương

Tính đến thời điểm hiện nay, diễn biến CPI vẫn đang nằm trong dự báo và phạm vi của kịch bản lạm phát. Trong thời gian còn lại của năm có một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá như giá gạo xuất khẩu của Việt Nam khả năng có thể vẫn duy trì được mức giá cao trên thị trường thế giới trong bối cảnh nguồn cung từ các thị trường xuất khẩu lớn chưa có tín hiệu nới lỏng.

Ngoài ra, giá xăng dầu dự báo còn biến động phức tạp theo diễn biến giá và cung cầu thế giới. Giá dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường biển cũng đang có xu hướng tăng gây áp lực đến chi phí của doanh nghiệp. Nếu tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD tăng sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, gây sức ép lên mặt bằng giá hàng hóa trong nước. Đồng thời với đó là việc phải tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường một số dịch vụ công. Đây là các yếu tố gây áp lực lên lạm phát.

Tuy nhiên, cũng có những yếu tố thuận lợi giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá. Trước hết đó là sự kiên định chủ trương, chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Đảng và Nhà nước giúp củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân vào môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, từ đó ổn định kỳ vọng lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như các bộ, ngành, địa phương luôn sát sao và quyết liệt trong việc kiểm soát làm phát theo mục tiêu đề ra.

Một yếu tố nữa đó là nước ta có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đây là lợi thế của Việt Nam, giúp giảm bớt áp lực lạm phát. Hệ thống giao thông phát triển góp phần đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông. Cuối cùng, một số chính sách hỗ trợ về thuế trong năm 2024 vẫn tiếp tục được áp dụng tương tự như năm 2023 như giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, giảm thuế giá trị gia tăng..., góp phần giảm chi phí hình thành giá xăng dầu và các hàng hóa dịch vụ, giảm áp lực lên lạm phát cuối năm.

相关文章

最新评论