当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【đá banh trực】Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đánh giá cao Dự thảo Luật Kế toán sửa đổi

kế toán thuế

Cán bộ Chi cục thuế Hoàn Kiếm,ỦybanThườngvụQuốchộiĐánhgiácaoDựthảoLuậtKếtoánsửađổđá banh trực Hà Nội thực hiện công tác kế toán.Ảnh: Hải Anh

Chỉnh sửa toàn diện Luật Kế toán

Về cơ bản Bộ Tài chính đã tiếp thu và giải trình, chỉnh lý 16 vấn đề, khoản mục trong Dự thảo Luật Kế toán.

Điểm đột phá quan trọng là việc được UBTVQH thống nhất sửa đổi toàn diện, mở rộng phạm vi sửa đổi đối với nhiều nội dung của Luật hiện hành và đổi tên Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán thành Luật Kế toán (sửa đổi).

Cánh làm này bảo đảm tính bao quát, ổn định của Luật, tránh tình trạng sửa đổi thiếu toàn diện, gây khó khăn trong quá trình thực hiện.

Về tính cụ thể của Luật, tiếp thu ý kiến đại biểu, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát, cụ thể hóa một số nội dung trong Dự thảo luật như: quy định về chứng từ điện tử (Điều 17), chữ ký điện tử (khoản 4 Điều 19), cụ thể hơn tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán (khoản 3 Điều 22), bổ sung quy định về đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý (khoản 2 Điều 28), cụ thể hơn quy định về kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ (Điều 40).

Về đối tượng áp dụng, Dự thảo luật đã bổ sung các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật hiện hành và bổ sung một số đối tượng Luật hiện hành chưa quy định, bảo đảm tính bao quát, đầy đủ. Cụ thể là bổ sung đối tượng áp dụng là cá nhân, hộ kinh doanh hoặc quy định đối tượng áp dụng là tất cả các tổ chức có hoạt động tài chính.

Về giải thích từ ngữ có ý kiến đề nghị giải thích rõ hơn một số khái niệm liên quan đến công tác kế toán như kế toán viên, phương tiện điện tử, dịch vụ kế toán…

Tiếp thu ý kiến Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), UBTVQH đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra và Cơ quan soạn thảo rà soát, bổ sung, sửa đổi một số khái niệm có liên quan đến công tác kế toán như giá trị hợp lý, phương tiện điện tử, kinh doanh dịch vụ kế toán... thể hiện cụ thể tại Điều 3 của Dự thảo luật.

Đối với ý kiến đề nghị thay cụm từ “giá trị hợp lý” bằng cụm từ “giá trị xác định lại”.

UBTVQH đồng thuận giải trình của Bộ Tài chính cho rằng, về bản chất, không có sự khác biệt giữa thuật ngữ “giá trị hợp lý” hay “giá trị xác định lại”. Thực tế hiện nay, sử dụng cụm từ “giá trị hợp lý” là phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, phù hợp với thông lệ quốc tế khi tham gia hội nhập. Theo đó, UBTVQH xin được quy định: “Giá trị hợp lý là giá trị được tính toán lại, xác định phù hợp với giá thị trường, có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc chuyển nhượng một khoản nợ phải trả tại thời điểm xác định giá trị”.

Thực hiện báo cáo tài chính nhà nước

Trong số 16 vấn đề, khoản mục được chỉnh lý, UBTVQH đặc biệt quan tâm đến quy định thực hiện báo cáo tài chính nhà nước liên quan đến 3 nhóm vấn đề cần được giải trình.

Nhóm 1, có ý kiến của ĐBQH đề nghị bổ sung thời hạn báo cáo Quốc hội hàng năm.

Tiếp thu ý kiến này, UBTVQH đã cho bổ sung quy định: “Báo cáo tài chính nhà nước được lập và trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân cùng với thời điểm quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước” tại Điều 31 của Dự thảo luật.

Nhóm 2, có ý kiến của ĐBQH đề nghị bổ sung quy định giao Sở Tài chính lập báo cáo tài chính nhà nước thuộc phạm vi địa phương.

UBTVQH giải trình báo cáo như sau: hiện nay, hệ thống kho bạc nhà nước (KBNN) được tổ chức bộ máy kế toán từ trung ương đến địa phương và đã được tin học hóa tập trung (Dự án TABMIS).

Việc giao nhiệm vụ cho KBNN lập báo cáo tài chính nhà nước thuộc phạm vi địa phương là phù hợp với khả năng, điều kiện và kinh nghiệm hiện có của hệ thống KBNN cũng như kinh nghiệm của các nước có lập báo cáo tài chính nhà nước.

Trường hợp giao cơ quan tài chính địa phương nhiệm vụ này thì cần bổ sung bộ máy, xây dựng hệ thống thông tin tập trung các cấp từ địa phương đến trung ương theo mô hình hệ thống dọc,… mất nhiều thời gian, chi phí xã hội. Do đó, để bảo đảm tính khả thi, Dự thảo luật giao Bộ Tài chính chỉ đạo KBNN chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính lập báo cáo tài chính nhà nước thuộc phạm vi địa phương, thể hiện tại điểm a khoản 2 Điều 30 của Dự thảo luật.

Nhóm 3, có ý kiến của ĐBQH đề nghị bổ sung đối tượng phải báo cáo tài chính; bổ sung nội dung báo cáo Quốc hội về các quỹ tài chính nhà nước, tình hình sử dụng vốn nhà nước; thu chi NSNN, nợ công, tài sản hình thành từ vốn Nhà nước.

Về vấn đề này, UBTVQH giải trình như sau: Điểm a khoản 2 Điều 29 của Dự thảo luật quy định về đối tượng phải báo cáo tài chính là “cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan khác thuộc khu vực nhà nước” và điểm b khoản 2 Điều 29 quy định “Báo cáo tài chính nhà nước cung cấp thông tin về tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, nợ công, vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tài sản, nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước”. Do đó, các nội dung ĐBQH đề nghị bổ sung đã được bao hàm trong quy định về báo cáo tài chính nhà nước. Vì vậy, xin Quốc hội cho giữ như quy định của Dự thảo luật…/.



Hải Anh

分享到: