【getafe – sevilla】Hà Nội xuất hiện chùm lây nhiễm Covid

 人参与 | 时间:2025-01-10 11:23:07

Đến trưa 3/10,àNộixuấthiệnchùmlâynhiễgetafe – sevilla chùm lây nhiễm tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã có 31 ca Covid-19, trong đó 25 người đang ở địa bàn Hà Nội và 6 trường hợp đã về các tỉnh khác (Nam Định, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Hải Dương).

Các ca bệnh chủ yếu ghi nhận tại tòa nhà D của bệnh viện, gồm 15 ca là người nhà bệnh nhân, 10 ca là bệnh nhân đang điều trị (trong đó 1 người đã chuyển tới Viện Huyết học truyền máu Trung ương trước khi xét nghiệm dương tính).

Ngoài ra, có 5 nhân viên bệnh viện và 1 trường hợp bán cơm ở khu vực cổng ra vào cũng được xác định mắc Covid-19.

Ngày 1/10, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc, đề nghị UBND TP Hà Nội hỗ trợ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức địa điểm cách ly y tế cho người nhà người bệnh và khách sạn cho nhân viên y tế trong thời gian sớm nhất, bảo đảm công tác phòng chống dịch.

Đêm 2/10, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng của TP, đưa hơn 100 F1 liên quan các ca Covid-19 đi cách ly tập trung tại trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội.

CDC Hà Nội phát thông báo khẩn, yêu cầu tất cả người từng đến khám và điều trị tại bệnh viện này từ ngày 15/9 - 30/9 liên hệ ngay với trạm y tế gần nhất hoặc gọi đến đường dây nóng khai báo y tế. Nhiều tỉnh, thành phố khác cũng khẩn trương rà soát người về từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.

{ keywords}
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ngày 30/9 - Ảnh: Lê Hoàng

Xuất hiện chùm lây nhiễm mới là điều có thể dự báo trước

“Chùm lây nhiễm này nhiều khả năng còn ghi nhận các ca mới. Tuy nhiên, tôi cho rằng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Hà Nội có thể khống chế được dịch, không để dịch lan quá mạnh”, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội chia sẻ với VietNamNet.

Theo PGS Hùng, Hà Nội đã phong tỏa toàn bộ khu vực Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, những trường hợp có nguy cơ cao như bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế… đã được cách ly. Số nhiễm mới trong thời gian tới có thể tập trung chủ yếu vào nhóm này, là các ca bệnh nằm trong tầm kiểm soát, không còn nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.

Vấn đề đáng lưu tâm nhất là nhóm người từng đến bệnh viện từ ngày 15/9 tới 30/9 nhưng đã về các địa phương, đơn vị thuộc Hà Nội hoặc tỉnh thành khác. PGS Hùng cho rằng các địa phương, đơn vị cần làm tốt công tác truy vết, rà soát người liên quan ổ dịch và có giải pháp giám sát, cách ly, xét nghiệm phù hợp để ngăn mầm bệnh xâm nhập.

Cũng theo ông, việc Hà Nội xuất hiện chùm lây nhiễm mới sau thời gian dài chỉ ghi nhận rải rác ca bệnh là điều “khó tránh”, có thể dự báo trước.

“Thực tế, mầm bệnh đã âm thầm lây lan trong cộng đồng, loại bỏ hoàn toàn F0 là không thể. Chúng ta chấp nhận mở cửa thì phải chủ động phòng ngừa và sẵn sàng chấp nhận những chuỗi lây nhiễm mới có thể xuất hiện. Bệnh viện lại là nơi nguy cơ cao nhất do tập trung đông người và thường xuyên có bệnh nhân biểu hiện ho, sốt, khó thở… tới khám nên càng dễ bùng dịch hơn”, PGS Hùng nói.

Khẳng định “dập dịch” tại bệnh viện có thể sẽ phức tạp hơn những khu vực khác, tuy nhiên PGS Hùng nhấn mạnh, những bệnh nhân điều trị nội trú đang phải cách ly trong Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng như người dân không nên quá lo lắng.

Lý do bởi ngành y tế đã kịp thời phong tỏa bệnh viện, đảm bảo vấn đề giãn cách bằng việc đưa người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế đi nơi khác cách ly tập trung, bên cạnh triển khai nhiều giải pháp tránh lây nhiễm chéo.

“Bệnh nhân cần tuân thủ tốt các yêu cầu về phòng chống dịch, đặc biệt là thông điệp 5K. Ngoài ra, bệnh viện cũng cần đảm bảo cho họ được chăm sóc đầy đủ về ăn uống, sinh hoạt… khi không có người nhà để họ yên tâm ở lại viện điều trị”, PGS Hùng cho hay.

{ keywords}
 
{ keywords}
Hơn 100 F1 liên quan các ca Covid-19 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức được đưa đi cách ly tập trung trong đêm 2/10 - Ảnh: Đình Hiếu

Cần làm tốt hơn việc phòng lây nhiễm tại các bệnh viện

Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, với việc xuất hiện chuỗi lây nhiễm nói trên, cần đặt ra câu hỏi về hiệu quả của công tác xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 với mọi người dân đến khám bệnh và ở mọi bệnh nhân trước khi ra viện.

“Việc phải coi mọi người dân đều có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 là đúng và việc tổ chức sàng lọc phát hiện sớm ca bệnh là hết sức quan trọng để đảm bảo an toàn cho bệnh viện. Tuy nhiên, sàng lọc không thể chỉ dựa vào tờ giấy xét nghiệm “âm tính” mà phải tổ chức khám sàng lọc trên nền tảng các biểu hiện lâm sàng và các yếu tố dịch tễ học”, PGS Hùng nhấn mạnh.

PGS cho rằng, các bệnh viện cần phân luồng bệnh nhân ngay từ cổng, chia khu nội trú, ngoại trú riêng. Người đến từ vùng có dịch hoặc có biểu hiện nghi nhiễm (triệu chứng ho, sốt) phải được đưa vào khu sàng lọc riêng để xét nghiệm Covid-19. Thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm, cần đưa họ vào khu cách ly tạm thời, đến khi loại trừ được nguy cơ mới có thể tiếp tục khám chữa bệnh như những bệnh nhân khác.

Ngoài xét nghiệm người bệnh tại khu vực sàng lọc, những trường hợp phải nhập viện, phải phẫu thuật cũng cần được xét nghiệm. Nhân viên y tế, bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện nên được xét nghiệm định kỳ hàng tuần.

Bên cạnh đó, công tác kiểm soát người ra vào phải thực hiện nghiêm ngặt, tránh tình trạng thoải mái ra vào, rất dễ khiến mầm bệnh xâm nhập. Đảm bảo mỗi bệnh nhân chỉ có tối đa 1 người thân vào chăm, không tổ chức thăm nom.

“Trong thời điểm này, tôi cho rằng các bệnh viện nên có giải pháp dinh dưỡng tại chỗ, hỗ trợ bệnh nhân và người nhà mua sắm đồ ăn, nhu yếu phẩm. Vì nếu để họ liên tục đi lại ra bên ngoài mua sắm, nguy cơ lây nhiễm đương nhiên sẽ cao”, PGS Hùng nói.

Ông nhấn mạnh, Bộ Y tế đã có các hướng dẫn chi tiết về phòng lây nhiễm tại bệnh viện, tuy nhiên một số cơ sở y tế vẫn chưa tuân thủ tốt.

“Nếu tăng cường và làm tốt được các giải pháp phòng ngừa lây nhiễm, đặc biệt là chống quá tải, đảm bảo khoảng cách, tăng cường giám sát, đảm bảo các bề mặt môi trường được vệ sinh khử khuẩn đúng quy định, yêu cầu mọi người luôn mang khẩu trang và thường xuyên vệ sinh tay thì khi có mầm bệnh xâm nhập, việc khống chế ổ dịch cũng sẽ trở nên đơn giản hơn”, PGS Hùng nhận định.

>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội mới nhất

Triều Dương

Kết quả 600 mẫu xét nghiệm tại Viện Huyết học liên quan ca Covid-19 từ BV Việt Đức

Kết quả 600 mẫu xét nghiệm tại Viện Huyết học liên quan ca Covid-19 từ BV Việt Đức

Những người làm việc trong Viện Huyết học, các bệnh nhân và người nhà (ở cùng tầng với ca Covid-19) đều được lấy mẫu xét nghiệm.

顶: 3踩: 96183