【thống kê trực tiếp bóng đá】Đề xuất nâng mức lương tối thiểu vùng năm 2022 thêm 6% từ ngày 1/7

Đã đến lúc tăng lương tối thiểu vùng?Đềxuấtnângmứclươngtốithiểuvùngnămthêmtừngàthống kê trực tiếp bóng đá
Tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2022 tăng thêm để thực hiện cải cách tiền lương
Khảo sát tiền lương 2.000 doanh nghiệp để xem xét tăng lương tối thiểu vùng 2023
Dự kiến có trên 2,9 triệu người được tăng lương hưu, trợ cấp từ tháng 1/2022
Nhiều doanh nghiệp đã khôi phục hoạt động sản xuất và có kết quả kinh doanh tương đối tích cực. 	Ảnh: Ngọc Hiển
Mức tăng lương tối thiểu 6% phần nào đáp ứng nhu cầu mức sống tối thiểu của người lao động. Ảnh: Ngọc Hiển.

Sau phiên họp thứ 2 của Hội đồng Tiền lương quốc gia ngày 12/4, đa số thành viên đã đồng thuận về phương án tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7 tới. Theo phương án tăng lương vừa được thống nhất, tiền lương tối thiểu vùng 1 tăng thêm 260.000 đồng/tháng, lên mức 4,68 triệu đồng/người/tháng; vùng 2 tăng thêm 240.000 đồng/tháng, lên mức 4,16 triệu đồng/người/tháng; vùng 3 tăng thêm 210.000 đồng/tháng, lên mức 3,64 triệu đồng/người/tháng; vùng 4 tăng thêm 180.000 đồng, lên mức 3,25 triệu đồng/người/tháng. Thời điểm áp dụng từ ngày 1/7/2022.

Phát biểu tại phiên họp thứ 2 của Hội đồng Tiền lương quốc gia ngày 12/4, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh, Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia cho biết mức tăng lương tối thiểu 6% phần nào đáp ứng nhu cầu mức sống tối thiểu của người lao động. Tuy mức tăng chưa cao nhưng nó dung hòa được mong muốn của người lao động và người sử dụng lao động. Hội đồng tiền lương sẽ sớm trình phương án tăng lương tối thiểu vùng để Chính phủ quyết định, thực hiện sớm nhất có thể.

Trước đó, đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 ở mức từ 7-8%. Tuy nhiên, trong bối cảnh doanh nghiệp còn nhiều khó khăn và dịch bệnh còn diễn biến phức tạp thì mức tăng 6% đã thể hiện sự chia sẻ giữa người lao động với doanh nghiệp để cùng vượt qua khó khăn. Thực tế các quốc gia và nhiều doanh nghiệp cho thấy, việc tăng lương không chỉ mang lại lợi ích cho người lao động mà còn là động lực giúp tăng năng suất lao động, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhanh, mạnh, là tiền đề gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp.

Đại diện cho phía doanh nghiệp, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, hiện nay doanh nghiệp đang rất khó khăn, bắt đầu phục hồi, nên rất thận trọng trong việc điều chỉnh mức lương.

“Doanh nghiệp hy vọng sẽ điều chỉnh từ 1/1/2023, nếu điều chỉnh từ 1/7/2022 sẽ rất vất vả cho họ vì phải điều chỉnh lại các phương án kinh doanh, tăng trưởng trong khi các đơn hàng và kế hoạch đã được chốt từ đầu năm. Việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng khiến doanh nghiệp tăng thêm chi phí nhưng Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất cao điều chỉnh từ 1/7/2022 ở mức 6%, thời gian kéo dài 18 tháng đến 31/12/2023”, ông Hoàng Quang Phòng nhấn mạnh.

Cúp C1
上一篇:Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
下一篇:Tổng Bí thư: Bình Dương phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới