【ket qua bong da vdqg duc】Vụ hổ cắn người nuôi đứt lìa 2 tay: Nguyên tắc nuôi động vật hoang dã thế nào?
Bắt đối tượng mua bán, vận chuyển 16 cá thể mèo rừng quý hiếm | |
Buôn lậu ma túy, sản phẩm động vật hoang dã diễn ra trên quy mô lớn | |
Hải quan Việt Nam phát hiện nhiều vụ vi phạm Công ước CITES có quy mô lớn | |
Bắt đối tượng vận chuyển cá thể động vật hoang dã quý hiếm |
Chuồng hổ tại khu sinh thái Thanh Cảnh sơ sài. |
Theo thống kê từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương, trên địa bàn tỉnh này hiện có 3 cơ sở nuôi nhốt hổ có phép. Tuy nhiên, cả 3 nơi này đều đã xảy ra việc hổ tấn công làm chết người. Cụ thể, vào ngày 10/9/2009, một con hổ nuôi nhốt tại Khu du lịch Đại Nam đã tấn công 3 người, làm tử vong 1 người, 2 người khác bị thương.
Vào ngày 23/9/2016, tại khu nuôi nhốt hổ thuộc Công ty Thái Bình Dương ở phường Bình An, thị xã Dĩ An cũng xảy ra vụ việc nhân viên chăm sóc Lương Văn Hải (40 tuổi, quê Thái Bình) cho con hổ ăn tại chuồng nuôi và bị cắn tử vong. Mới đây nhất, ngày 4/6 ông Võ Thành Qưới (49 tuổi, nhân viên khu sinh thái Thanh Cảnh) bị hổ tấn công làm đứt lìa 2 cánh tay.
Liên quan đến quy định trong lĩnh vực nuôi thú hoang dã, trao đổi với PV báo Tiền Phong, bà Ngô Thị Mai Hương - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam cho biết, hiện nay ở Việt Nam chưa có quy định, quy chuẩn cụ thể nào về tiêu chuẩn chuồng trại nuôi động vật hoang dã.
“Về nguyên tắc nuôi nhốt hổ, chuồng phải được thiết kế 2 lớp cửa, khóa phải đảm bảo chắc chắn. Ngoài ra, khu vực nuôi hổ cũng phải được thiết kế lối thoát hiểm nhanh, tiện nhất cho người nuôi đề phòng trường hợp nguy hiểm xảy ra. Mặt khác, nhân viên chăm sóc hổ phải được đào tạo kỹ năng và tuân thủ trong mọi trường hợp. Ngoài ra, nhân viên cũng phải được trang bị bộ đàm để khi xảy ra sự cố khẩn trương gọi báo để được hỗ trợ”, bà Hương nói về nguyên tắc nuôi động vật hoang dã.
Theo bà Hương, hổ được xếp vào loài động vật quý hiếm nên khi cơ sở nào nuôi nhốt phải được cơ quan chức năng cấp phép. Trong trường hợp hổ bệnh chết chủ cơ sở cũng không được bán, thịt… mà phải báo cơ quan chức năng mà cụ thể là chi cục kiểm lâm. Khi hổ chết thì sẽ được tiêu hủy công khai.
Trong khi đó, ông Phan Việt Lâm - Chủ tịch Hiệp hội Vườn thú Việt Nam nhìn nhận, nước ta có nhiều nơi nuôi nhốt động vật hoang dã, phần lớn đều nuôi các loài nguy cấp quý hiếm cần bảo vệ nghiêm ngặt. Trong đó, ở Bình Dương có tới 3 cơ sở. Tuy nhiên, các điểm nuôi này chỉ theo hình thức chuồng trại chứ không phải vườn thú, do đặc thù lịch sử để lại mà được cơ quan chức năng cấp phép nuôi nhốt hổ cho các cơ sở trên. Theo ông Lâm, cơ quan chức năng cần thiết phải đưa ra quy định cụ thể để có cơ sở đối chiếu.
“Tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ chỉ quy định Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, kiểm tra các cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp… Theo Nghị định này, tiêu chuẩn chuồng trại hiện nay chỉ do kiểm lâm các tỉnh xây dựng, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên, công tác quản lý vẫn chưa được chặt chẽ”, ông Lâm nói.