Nhận Định Bóng Đá

【lịch bóng đá trực tiếp】Ký ức sân khấu một thời

字号+ 作者:Empire777 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-01-25 19:45:06 我要评论(0)

(CMO) Với sứ mệnh là những "chiến sĩ trên mặt trận văn hoá", mang lời ca tiếng hát để phục lịch bóng đá trực tiếp

Báo Cà Mau(CMO) Với sứ mệnh là những "chiến sĩ trên mặt trận văn hoá", mang lời ca tiếng hát để phục vụ công chúng, nên hầu như mùa xuân của người nghệ sĩ lúc nào cũng được tạm gác lại để hoà vào một niềm vui chung rộng lớn. Trên bước đường biểu diễn trong những ngày Tết đến xuân về dù thời nào cũng mang rất nhiều nỗi buồn vui mà sau bức màn nhung thường được gói ghém lại thành những kỷ niệm cho cuộc đời nghệ thuật của riêng mình. Những "mùa xuân nghệ thuật" cứ đến rồi đi với những tất bật nên người nghệ sĩ ít khi có dịp trải lòng cùng khán giả tri âm.

Tiếp nối những mùa xuân

Đoàn Văn công Giải phóng tỉnh Cà Mau ra đời năm 1960, trong những ngày tiếng hát át tiếng bom, khi mà việc đi hát, đi biểu diễn phục vụ đã trở thành một nhiệm vụ cứu quốc. Qua những suất biểu diễn, người nghệ sĩ đã cùng với Đảng bộ, quân và dân của tỉnh nhà tích cực tuyên truyền kêu gọi, nung nấu lòng yêu nước trong quần chúng cùng đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc.

NSƯT Huỳnh Hảnh, nguyên Phó trưởng Đoàn Văn công Giải phóng, bồi hồi nhớ lại những ngày biểu diễn phục vụ, đặc biệt là cuối năm tại các vùng ven thị xã cho bà con nhân dân, học sinh, sinh viên xem. Những suất diễn với sân bãi thiếu thốn, đôi khi là cánh đồng sình lầy hay cây cối rậm rạp, ấy vậy mà khán giả cứ mê đắm, đoàn đi đến đâu là được sự ủng hộ rần rần tới đó. Mê đến nỗi sau mỗi suất diễn, bà con phần vì nhà xa, phần vì ngại tối, đã ngủ lại trên các bờ ruộng, bên những đống rơm rạ thơm ngát hương đồng.

Từ phải sang: Nghệ sĩ Nhất Phương, Hùng Vương và ca sĩ Hoàng Công trong một tiết mục văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân 2018.

"Thương nhất là nhiều lần đoàn biểu diễn, do sợ giặc nên bà con mình vừa coi vừa núp trong các gốc cây, đến khi mê quá bò ra xem công khai luôn chẳng sợ nữa. Mà đặc biệt là, lắm lúc phòng vệ quân sự của địch cũng vì quá mê văn nghệ đã quay lại gác cho các nghệ sĩ diễn mới ghê chứ!", nghệ sĩ lão thành ngoài tám mươi với mái đầu đã bạc trắng ngồi nhớ lại.

Nghệ sĩ Hoàng Chiến, nghệ sĩ kỳ cựu một thời của Đoàn Văn công Giải phóng cũng bồi hồi khi nhắc lại những mùa xuân ấy: "Biểu diễn ngày Tết, có lúc giặc cũng rình rập dữ lắm, hễ biết đoàn chỗ nào là chúng đến hòng tiêu diệt chỗ đó, không bắt sống cũng dùng pháo kích...". Nói đoạn, mắt ông lại ánh lên vẻ đầy tự hào khi cho rằng, mặc dù trong thời buổi bom bay đạn lạc ác liệt như thế nhưng sinh khí của đoàn rất lạc quan, mùa xuân thêm rộn ràng qua câu ca tiếng hát.

"Sân khấu cảnh trí đơn giản, diễn dưới ánh đèn sân khấu là hai cây đuốc tẩm dầu, mỗi lần đến cảnh cần có khói thì dùng xơ dừa... vậy mà vẫn diễn mê say và được ủng hộ dữ lắm nghen", ông hồi tưởng.

Kế thừa truyền thống quý báu ấy, thế hệ văn nghệ sĩ của Đoàn Cải lương Hương Tràm luôn phấn đấu để xứng đáng với các bậc đàn anh đi trước.

Nghệ sĩ Quốc Tín, Trưởng Đoàn Cải lương Hương Tràm, bộc bạch, những anh em thế hệ sau này may mắn được học tập nghề trường lớp, con đường nghệ thuật bằng phẳng hơn nhiều so với thời trước. Vì thế, dù thời bình tập thể đoàn vẫn luôn phấn đấu thực hiện nhiệm vụ phục vụ đi đôi với tuyên truyền chính trị. Nếu như ngày xưa các bậc nghệ sĩ tiền phong đã đóng góp bằng xương máu thì ngày nay thế hệ kế thừa sẽ đóng góp bằng mồ hôi và sức lao động nghệ thuật. Là đoàn chuyên nghiệp chủ lực của tỉnh nên các anh chị em nghệ sĩ luôn cố gắng mang những cái hay, cái đẹp đến với khán giả, đặc biệt trong những ngày vui chung của dân tộc.

"Nghệ sĩ thường không có ngày Tết đâu, bởi thời gian đó lịch biểu diễn dày đặc, anh chị em phải tất bật trên những chuyến phục vụ vui xuân đón Tết, đem lời ca tiếng hát cống hiến cho bà con ở khắp mọi nơi", NSƯT Lịch Sử, Phó trưởng Đoàn Cải lương Hương Tràm, tâm sự chân tình.

Hương xuân mang những đâm sâu

NSƯT Minh Sang cũng chia sẻ rằng ngày Tết các nghệ sĩ thường không có thời gian. Ông nhớ lại, trước năm 1975, khi còn ở các đoàn đại bang của Sài Gòn như Kim Chung, Hương Dạ Thảo, mỗi ngày phải diễn 3 suất liên tục, từ Mùng 1 đến Mùng 5, nghệ sĩ cứ để mặt tuồng vậy rồi dặm, vẽ vô thêm. Đến khi về Đoàn cải lương Hương Tràm mỗi ngày cũng diễn 2 suất dịp Tết. "Khán giả hồi đó thương cải lương lắm nghen, Tết là chen chúc đi xem mê mẫn nhìn đứt ruột, trong cứng rạp, ngoài lại đầy tràn rất xúc động. Giờ muốn tìm lại khoảnh khắc đó khó lắm...". Sau khi diễn xong, mặc dù không thủ vai chính nhưng lúc nào khán giả cũng chạy lên đem quà tặng cho chú Bùi Kiệm, Lý Thông (những vai mà ông thủ diễn), người đem bánh tét, bánh bông lan, có người xách gà cho nghệ sĩ anh em vui Tết trong đoàn rất ấm cúng.

NSƯT Huỳnh Hảnh lại có một kỷ niệm nhớ đời, chuyện kể rằng năm đó ông cùng đoàn văn công đi biểu diễn phục vụ dịp gần Tết cho bộ đội thuộc Tiểu đoàn U Minh, với vở "Tình riêng nghĩa cũ" của soạn giả Trần Ngọc. Ông thủ vai kép độc Chuẩn uý Bình. Đang diễn nhập tâm đến đoạn xung đột cao trào lột tả xuất sắc vai nhân vật gian ác làm cho các bà má cách mạng chửi không ngớt lời, chợt họng súng cạc-bin từ phía dưới kê lên nả loạt đạn, sập cả sân khấu, may mắn không nghệ sĩ nào thiệt mạng. Sợ quá, ông nhanh chóng xuống sân khấu nhẹ nhàng giải thích rằng đó chỉ là vở diễn để khán giả dần ổn định lại. Đến sau mới phát hiện, thì ra tác giả những loạt đạn đó là một chiến sĩ cách mạng người Khmer mang nặng thù nhà với địch, vì không kiềm chế được nên mất kiểm soát.

"Hên là lúc đó loạt đạn bay trật, chứ không là toi cái mạng này rồi", ông pha trò với nụ cười sảng khoái.

Cũng như NSƯT Huỳnh Hảnh, Nghệ sĩ Ngọc Xanh kể rằng, chị cũng không thể nào quên một kỷ niệm khi đang diễn trên sân khấu, suýt nữa mất hồn. Đó là vào năm 2001, trong suất diễn Mùng 1 Tết, chị thủ vai bà Tư Hột Xoàn trong vở cải lương "Đêm định mệnh" (Tác giả Vân Hà, Đạo diễn: Nghệ sĩ Quốc Tín). Hoá thân vào vai ác, khó ưa, đang ngon trớn, bỗng từ đâu dưới hàng ghế khán giả có nhiều người bức xúc đòi chạy lên sân khấu để "Đánh cho bằng được con mẹ gian ác kia mới hả dạ", may mà có anh em nghệ sĩ trong đoàn kịp thời can ngăn, giải thích mới êm chuyện. Hoặc có lần chị đang diễn những vai phản diện như vậy bị khán giả chọi đá, cùi bắp lên sân khấu đến nỗi phải kéo màn lại. Nhưng rồi chị cho rằng sau tất cả, đó lại là niềm hạnh phúc vì vai diễn của mình đã thành công.

NSƯT Lịch Sử bỗng nhắc nhớ với ánh nhìn xa xăm. Ngày trước, khi đoàn còn lưu diễn bằng tàu, hầu như nghệ sĩ hiếm khi có mùa xuân. Thường những ngày xuân anh chị em nghệ sĩ sẽ đi phục vụ mừng Đảng, mừng xuân ở các nơi vùng sâu, vùng xa như Hòn Khoai, Hòn Chuối, đi thăm các anh chiến sĩ ngoài đảo... Và lịch diễn cứ thế xuyên suốt từ giao thừa đến hết tháng Giêng.

Thời điểm đó nghệ sĩ đi đâu khán giả đều đón tiếp rất nồng hậu. Tuy nhiên, nghệ sĩ biểu diễn phục vụ xong, về tàu nhìn không khí đón xuân mà nhớ nhà, đôi khi có người khóc tủi thân vì Tết ai cũng muốn được đoàn tụ gia đình. Cũng có lúc nơi biểu diễn không có bán thức ăn do nghỉ Tết, các nghệ sĩ phải ăn cơm với tương chao, uống nước rồi ngủ để tối diễn tiếp. "Bây giờ có xe, chiều đi, khuya về cũng cảm nhận được mùa xuân nhưng dễ gì quên được những ngày đó", chị tâm tình.

Như đã quen rồi với nghiệp cầm ca, Nghệ sĩ Quốc Tín cười cho biết: "Mình là nghệ sĩ mà, nên Tết ít khi nào có cơ hội ở nhà để thắp nén hương cho tổ tiên hay thăm viếng ông bà, cha mẹ mà thường qua Tết anh em mới rảnh rỗi về được. Đêm giao thừa anh em thường túc trực ngoài sân bãi biểu diễn đón năm mới. Những ngày Tết trước đây khi đoàn còn bán vé thì đó là những ngày doanh thu cao nhất, nên vì thế mà lưu diễn xuyên suốt. Đêm 29 xuất quân, anh em xuống mui tàu ăn Tết đến sáng, ngày 30 khi nhà nhà chuẩn bị đón rước ông bà thì mình chuẩn bị sân khấu, âm thanh ánh sáng để biểu diễn, riết đã thành lệ rồi nên ai cũng coi sân khấu như ngôi nhà thứ hai, đồng nghiệp là anh em cùng quây quần trong những ngày Tết đến...".

Lời nói bỏ ngỏ của người nghệ sĩ có chút gì man mác trong hương xuân còn phảng phất.

Cũng như thế hệ những nghệ sĩ lão thành: NSƯT Huỳnh Hảnh, NSƯT Minh Sang, Hoàng Chiến... đến lớp nghệ sĩ đi sau như: NSƯT Lịch Sử, NS Quốc Tín, NS Ngọc Xanh... hầu hết những người "đã trót ăn cơm Tổ", kể cả nhạc công, nhân viên hậu đài, âm thanh, ánh sáng... đều có rất nhiều kỷ niệm vui buồn về những ngày xuân chung như thế. Tuy nhiên, hầu như qua các câu chuyện, dòng ký ức được nhắc nhớ ấy, không hề có bất kỳ ai cho rằng đó là điều thiệt thòi mà ngược lại còn làm cho những người làm nghệ thuật thêm yêu hơn nghề hát thiêng liêng. Đã qua rồi quan niệm "xướng ca vô loài", tất cả cùng tự hào với sứ mệnh của mình, từ đó nắm tay nhau thật chặt để hết mình với sân khấu tỉnh nhà, với khán giả thân thương, để mỗi năm Tết đến họ lại tiếp tục góp nhặt thêm thật nhiều mảnh nhỏ để làm đầy hành trang  kỷ niệm của cuộc đời nghệ thuật mỗi kiếp tằm trót mang./,

Trần Hoàng Phúc 

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay

    Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay

    2025-01-25 19:09

  • Hoa hậu Thanh Hà trao yêu thương cho bà con nghèo những ngày cận Tết

    Hoa hậu Thanh Hà trao yêu thương cho bà con nghèo những ngày cận Tết

    2025-01-25 18:30

  • Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy có gương mặt cân đối hiếm có

    Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy có gương mặt cân đối hiếm có

    2025-01-25 18:20

  • Thành tích học tập đáng nể của tân Hoa hậu Việt Nam Huỳnh Thị Thanh Thủy

    Thành tích học tập đáng nể của tân Hoa hậu Việt Nam Huỳnh Thị Thanh Thủy

    2025-01-25 18:15

网友点评