【kq bi】Quá trình di dân định cư của đất Vị Thanh
Quá trình di dân và phân bố các thành phần dân cư,địnhcưcủađấtVịkq bi dân tộc trên địa bàn thành phố Vị Thanh đã trải qua hơn 300 năm với nhiều biến đổi theo thời cuộc lịch sử. Tại đây, cộng đồng các dân cư, dân tộc sinh sống ngày càng đoàn kết, gắn bó, chan hòa.
Một góc khu đô thị tại trung tâm thành phố Vị Thanh ngày nay.
Theo các tư liệu xưa, cách đây khoảng 300 năm, khi Mạc Cửu lập 7 xã, thôn vùng vịnh Xiêm La, đã có cư dân đến sống rải rác hai bờ sông Cái Lớn, bao gồm khu vực Hỏa Lựu - Vị Thanh. Đến khi người con là Mạc Thiên Tứ lập đạo Kiên Giang, số người đến lập nghiệp ngày càng đông hơn.
Sau khi vua Gia Long thống nhất sơn hà. Năm 1808 đổi đạo Kiên Giang cùng Long Xuyên thành huyện. Khoảng năm 1819-1820 đặt 2 tổng, 11 xã, thôn tại huyện Kiên Giang. Lúc này, vùng Hỏa Lựu - Vị Thanh vẫn chưa nằm trong đơn vị hành chính nào. Công cuộc khẩn hoang ngày càng nhanh chóng, chợ Sái Phu (Rạch Giá) thêm sung túc, cửa biển Đại Hà (Cái Lớn) thu hút nhiều người làm nghề đánh cá. Theo ngã sông Cái Lớn, cư dân lần hồi kéo về lập nghiệp càng đông, định cư tại làng Vĩnh Thuận Thôn (vùng Long Mỹ - Vĩnh Viễn xưa). Bên sông Cái Lớn, đất Gò Quao cũng dẫn hình thành làng, xóm. Phía trên này, làng Hỏa Lựu ra đời khoảng năm 1835-1836.
Khi Pháp chiếm trọn Nam Kỳ (1867), rồi cuộc khởi nghĩa của người anh hùng Nguyễn Trung Trực thất bại, lực lượng tàn quân và dân chúng khu vực Rạch Giá lánh về vùng sông Cái Lớn vừa ẩn thân chờ thời cơ, vừa định cư lập nghiệp lâu dài. Cùng lúc này, bên phía Ba Láng, Láng Hầm (Cần Thơ) do cuộc khởi nghĩa chống Pháp của lãnh tụ Đinh Sâm bị đàn án, dân chúng lầm than nên có một làn sóng di dân kéo qua vùng Long Mỹ - Vị Thanh xưa.
Một số gia tộc định cư lâu đời ở Vĩnh Viễn, Hỏa Lựu kể rằng: Khoảng cuối thế kỷ XIX, có cả những người từ Vĩnh Long, Bến Tre, Long An tới định cư lập nghiệp. Chính quyền Pháp đã ổn định chế độ cai trị, bắt đầu thực hiện chính sách thực dân, tiến hành đào kinh, lập chợ, phố. Trong tình hình đó, năm 1894, làng Vị Thanh ra đời, theo sau các làng Hỏa Lựu, Vị Thủy, khi tổng Giang Ninh tách ra, lập tổng mới An Ninh.
Song song với người Việt, người Cao Miên (người Khmer), một bộ phận người Hoa, người Minh Hương ở Hà Tiên, Rạch Giá cũng có mặt trên vùng đất mới Hỏa Lựu, Vị Thanh. Giao thông đường thủy thuận lợi, có cả những người Hoa từ lục địa sang Việt Nam, họ đi từng đợt, từng gia tộc. Tới Chợ Lớn, được thân tộc hướng dẫn về lập nghiệp ở vùng sông Cái Lớn, bởi lúc này còn nhiều đất hoang.
Trong suốt thế kỷ XX, quá trình phân bố dân cư có nhiều diễn biến khác biệt. Cụ thể, thời Pháp thuộc, từ đầu thế kỷ đến năm 1945, dân cư tập trung về nhiều, chủ yếu do công cuộc khai thác lớn của người Pháp với việc đào kinh, lập chợ, mở lộ xe, trọng tâm là đào kinh xáng Xà No.
Thời kháng Pháp, quá trình định cư chậm lại do chiến tranh, Long Mỹ, Vị Thanh, Hỏa Lựu là vùng giải phóng, giặc Pháp thường xuyên hành quân, bom đạn tàn phá. Đến thời chống Mỹ, tuy cường độ chiến tranh lên cao, nhưng do chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập quận Đức Long, rồi tỉnh Chương Thiện nên thu hút nhiều luồng cư dân mới. Tuy nhiên, chỉ tập trung ở đô thị, cùng với số binh lính, công chức hành chính…
Thời kỳ hòa bình, từ sau năm 1975, những năm đầu, cư dân chẳng những không tăng mà trái lại còn giảm mạnh vì đa số họ trở về quê nhà. Vả lại, do thị xã Vị Thanh giải thể, thực hiện cải tạo các thành phần kinh tế nên đời sống khó khăn, lao động nông nghiệp chiếm phần lớn dân cư.
Thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tái lập thị xã (năm 1999), năm 2004 thành tỉnh lỵ, rồi thành lập thành phố Vị Thanh (2010) đến nay, do đô thị hóa nhanh chóng nên đã thu hút cư dân khắp nơi về sinh sống, đặc biệt là các nhà đầu tư, cán bộ, công chức.
Như vậy, diễn biến trên có nhiều nguyên nhân: Từ tình hình chiến tranh tác động, hoặc do ý thức di cư tìm đất mới của người dân các địa phương khác. Tuy vậy, chưa có tài liệu nào lý giải chính xác cư dân Hỏa Lựu - Vị Thanh xưa có mặt tại đây vào thời điểm nào? Chỉ có thể ghi nhận quá trình di cư, định cư tại vùng Hỏa Lựu - Vị Thanh diễn ra gần 300 năm. Càng về sau, càng nhanh chóng và rõ ràng hơn.
VỊ THANH
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Honda Việt Nam khuyến mại lớn trong tháng 1
- Huy động 220.000 tuyên truyền viên cơ sở tham gia truyền thông về dừng 2G
- Máy in thạch bản không còn là bài toán khó với Trung Quốc?
- Đột phá công nghệ bộ nhớ giảm tới 1.000 lần mức tiêu thụ năng lượng của AI
- Chương trình ‘Bánh chưng xanh
- Sẵn sàng đưa vải “đi Tây”
- Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo
- Quảng Ninh: Nông thôn chuyển đổi số
- Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bên hàng rào công ty
- Không hệ thống giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, tỉnh nào đạt mức B trở lên
- VNPT tiên phong cung cấp đường truyền Internet thế hệ mới XGSPON
- Nghệ sĩ, nhà sáng tạo nội dung tham gia lan tỏa thông điệp phòng chống lừa đảo
- Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
- Phụ nữ có nguy cơ 'quá tải kỹ thuật số' cao hơn nam giới
- Hối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi Sơn
- Apple xem xét phát hành sớm iPhone 16 tại Hàn Quốc
- Doanh nghiệp “đặt hàng” Tham tán, Tùy viên thương mại
- Tính năng phổ biến trên iPhone là ý tưởng của một thực tập sinh
- Tài xế che biển số, đi lùi trên cao tốc Long Thành
- Tốc độ Internet di động tại Việt Nam tăng 5 tháng liên tiếp