【bóng đá ý hôm qua】Giải pháp nào kiềm chế giá logistics?
Chủ động với logistics | |
Đầu tư số cho logistics |
Ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), Tổng giám đốc Công ty TNHH T&M Forwarding. |
Xin ông cho biết việc gia tăng chi phí đã tác động như thế nào tới tình hình hoạt động của các doanh nghiệp logistics hiện nay?
Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã và đang dẫn đến những khó khăn rất lớn, làm gia tăng chi phí cho hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh vận tải và logistics. Sản lượng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics giảm đáng kể do tình hình kinh doanh của khách hàng gần như bị tê liệt, khách hàng giảm diện tích thuê kho bãi, thậm chí là đề nghị giảm giá dịch vụ do không bán được hàng… Trong khi đó, chi phí cho công tác phòng chống dịch tăng, giá cước tàu tăng cùng hàng loạt phụ phí từ hãng tàu trở thành gánh nặng tài chính lên chi phí logistics, tạo thành áp lực lên doanh nghiệp dịch vụ logistics.
Đặc biệt, trong những tháng cao điểm cuối năm, giá xăng trong nước lại tăng lên mức cao nhất trong 7 năm qua chắc chắn sẽ phản ánh vào chi phí vận tải nội địa, chi phí vận tải quốc tế thông qua phụ phí về cước xăng dầu…, từ đó gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp logistics, khiến chi phí tăng, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nói chung.
Cuối năm luôn là cao điểm để doanh nghiệp hoàn thành đơn hàng quốc tế, nhưng cước vận tải biển vẫn đang ở mức cao. Theo ông, chúng ta cần những giải pháp như thế nào để kiềm chế những tác động tăng giá này?
Thời gian qua, tình hình giá cước vận tải biển tăng cao, có những tuyến tăng gấp 10 lần so với trước đây, kéo theo doanh thu của nhiều doanh nghiệp logistics đặc biệt là doanh nghiệp vận tải quốc tế tăng theo, nhiều doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại doanh thu đã vượt 200 tỷ đồng. Nhưng điều này không đồng nghĩa với lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, ngược lại, áp lực về dòng tiền của doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều.
Do đó, các cơ quan quản lý nên có biện pháp để kiểm soát việc các hãng tàu nước ngoài tăng giá cước vận chuyển cao liên tục làm ảnh hưởng đến sản xuất, xuất nhập khẩu. Cụ thể, các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính có sự chỉ đạo hiệu quả trong việc thực thi các văn bản pháp luật như Nghị định 146/2016/NĐ-CP của Chính phủ về niêm yết giá và phụ phí vận biển bằng container, hạn chế việc tăng cước vận chuyển thiếu kiểm soát như hiện nay. Đồng thời, không được tăng và có biện pháp giảm hoặc loại bỏ một số phụ phí trong 12 loại phụ phí đường biển cao hiện hành.
Về dài hạn, Chính phủ nên có quyết sách phát triển vận chuyển vận tải biển mang thương hiệu Việt Nam, phát triển những đội tàu container cỡ lớn kinh doanh tuyến vận tải đường dài, đáp ứng phần nào yêu cầu chuyên chở hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam, giúp cắt giảm lượng chi phí vận tải rất lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước.
Ngoài vấn đề trên, để giảm chi phí cho doanh nghiệp, các cơ quan quản lý cần có thêm những giải pháp nào, thưa ông?
Việc hỗ trợ cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp có rất nhiều giải pháp và đã được cộng đồng doanh nghiệp nhiều lần kiến nghị lên các cơ quan chức năng và Chính phủ. Theo tôi, các cơ quan quản lý không áp dụng các chính sách làm tăng chi phí logistics nói chung, như chi phí vận tải, giá nhiên liệu, giá BOT, phí và các lệ phí có liên quan khác, giảm mức thu phí hạ tầng cảng biển của TP Hải Phòng và tới đây là TPHCM. Các địa phương này nên cân nhắc điều chỉnh hoặc lùi thời gian áp dụng đến làm giảm gánh nặng cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, sự nỗ lực, đồng hành, thấu hiểu của cơ quan quản lý cũng có thể giúp các doanh nghiệp tiết giảm thủ tục, chi phí. Chẳng hạn, với lĩnh vực hải quan, trước tình trạng ùn tắc ở một số cảng khu vực phía Nam vừa qua, cơ quan Hải quan đã có những điều chỉnh quy trình thủ tục giám sát hải quan theo hướng thuận lợi hoá thương mại, cho phép các doanh nghiệp khai báo hải quan chung theo tỉnh, thành phố hoặc khu vực lớn hơn và đưa hàng về các địa điểm thông quan trong khu vực dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan. Quy trình này đã ngay lập tức giảm ùn tắc và quá tải cảng cửa ngõ, giúp cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Cùng với đó, vấn đề chuyển đổi số ngày càng trở nên cấp bách, nhưng năng lực của doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp logistics vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nói chung của ngành và phù hợp xu thế thế giới. Vì thế, cơ quan quản lý nên có chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu trong việc chuyển đổi số phục vụ cho hoạt động kinh doanh, nhất là phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới. Nhưng hỗ trợ để nâng cao năng lực logistics, giúp giảm chi phí thì người hưởng lợi là các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và cả nền kinh tế nói chung.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- ·Thủ tướng mong muốn doanh nghiệp Brazil vượt khoảng cách địa lý, tăng cường đầu tư tại Việt Nam
- ·TPHCM: Metro số 1 dự kiến sẽ vận hành vào năm 2024
- ·Thông báo về tổ chức khủng bố 'Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời'
- ·Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- ·Ứng xử của Việt Nam khi phát sinh căng thẳng Mỹ
- ·Bà Đào Hồng Lan thôi làm Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh
- ·Bộ trưởng Tô Lâm: Không có chuyện ra quân phòng chống thì tội phạm tăng lên
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 có bị ảnh hưởng bởi bão Saola?
- ·"Hội nghị Diên Hồng" 2024: Người Việt Nam ở nước ngoài chung tay phát triển đất nước
- ·Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Việt Nam lần đầu cử sĩ quan công an tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc
- ·Gỡ vướng vấn đề hộ tịch
- ·Nền tảng tài chính vững mạnh góp phần đưa đất nước vượt qua khó khăn
- ·Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
- ·Nỗi lo tai nạn giao thông
- ·Quân đội 6 nước khổ luyện, ngày mai thi đấu 'vùng tai nạn' ở Việt Nam
- ·Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
- ·TP.HCM: Thông xe cầu 343 tỷ đồng sau 5 năm xây dựng
- ·Chủ tịch nước Tô Lâm: Đảng, Nhà nước luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo