【ty so vs ty le】Chiến thuật thoái lui

chien thuat thoai lui

Ảnh minh họa.

Các doanh nghiệp Việt Nam không có chiến lược cắt giảm chi phí và rút khỏi thị trường. Rất ít doanh nghiệp không có kế hoạch lui,ếnthuậtthoáty so vs ty le chỉ có kế hoạch tiến, vì vậy khi gặp khó khăn đã rất lúng túng. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận xét như vậy khi nói về các doanh nghiệp Việt Nam.

Thoái lui đôi khi là chiến thuật hữu dụng. Năm 2011, chiến thuật này tỏ rõ hiệu quả với các doanh nghiệp ngành thép. Tổng giám đốc một công ty thép cho hay, có thời điểm trong quý II, mỗi tấn thép làm ra lỗ 4 triệu đồng, trong một tháng công ty lỗ trên 70 tỷ đồng.

Lường trước được khó khăn, doanh nghiệp này đã quản lý dòng tiền rất chặt, các đại lý quá thời hạn thanh toán một ngày, Công ty áp dụng phạt lãi suất. Việc thanh toán đều đặn, các đại lý do vậy cũng rốt ráo thu tiền và không bị nợ dây dưa, họ thậm chí sau đó còn cảm ơn lại vị giám đốc trước đây họ đã nặng lời kêu là quá quắt và không chịu sẻ chia.

Không chạy theo thành tích, làm ra sản lượng lớn, Công ty có thời điểm giảm sản xuất đến mức tối đa, sau đó chớp cơ hội giá phôi thấp đã nhập nguyên liệu và sản xuất đến đâu, bán hết đến đó, không để trữ hàng.

Thậm chí, doanh nghiệp không vay vốn đã khiến các ngân hàng rất ngạc nhiên, HSBC sau đó còn đến tận doanh nghiệp tìm hiểu thực hư và chào một chính sách lãi suất rất hấp dẫn để duy trì quan hệ tín dụng với doanh nghiệp. Đã có những doanh nghiệp cùng hiệp hội cười chê gọi ông tổng giám đốc là “Mr Cố thủ” nhưng chiến lược thoái lui 3 tháng sau đã có hiệu quả.

Doanh nghiệp vừa không chịu gánh nặng hàng tồn kho, vừa không phải chịu lãi suất tiền vay cao, vừa tránh được cú giảm giá sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp mải mê chạy theo tăng trưởng và thành tích sản lượng đã phải trả giá rất đắt bằng con số lợi nhuận âm trên BCTC, mà lỗ của ngành thép thì rất khổng lồ.

Chiến lược thoái lui đã được nhiều doanh nghiệp BĐS áp dụng trong năm 2011 và sẽ kiên quyết thực hiện năm 2012. Chỉ những dự án đã có đất sạch, ở phân khúc có nhu cầu mua thực được triển khai. Chấp nhận tạm lui để bảo toàn vốn là chia sẻ chung của các CEO khi nói về kế hoạch năm mới.

Trao đổi với nhóm khách hàng thân thiết mới đây, ông Phạm Hồng Hải, Giám đốc Bộ phận Kinh doanh tiền tệ và thị trường vốn HSBC Việt Nam nói: “Chúng ta không biết thị trường sẽ diễn biến thế nào trong năm 2012. Chúng ta chỉ biết một điều chắn chắn rằng, năm 2012 sẽ là năm còn nhiều bất ổn. Với cuộc khủng hoảng đang tiếp diễn ở khu vực đồng euro, vấn đề nâng trần nợ công ở Mỹ, sự giảm tốc của tăng trưởng kinh tế tại các thị trường mới nổi và việc tái cấu trúc ở Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ cần phải rất cẩn trọng trong việc phát triển kinh doanh”.

Doanh nghiệp nào có thể tận dụng những cơ hội của thị trường như việc mua bán/sáp nhập và vượt qua được những thách thức về nguồn vốn/thanh khoản hạn chế, sẽ gặt hái thành công trong năm 2012.

Những ngày đầu năm nay, các bộ trưởng đang đăng đàn đối thoại trực tuyến với người dân và doanh nghiệp về công tác điều hành trong năm mới. Tuy nhiên, trước khi chờ đợi một cây đũa thần chạm vào chính sách, mỗi doanh nghiệp hãy chuẩn bị cho mình tính mềm dẻo cao và thích ứng với thị trường thay đổi thường xuyên.

Theo Anh Việt / Đầu tư chứng khoán