Tác phẩm “Phố trên sông” của họa sĩ Hoàng Thanh Phong được giới thiệu trên facebook “Huế Ta”
Vẽ xong đưa lên mạng - bán dễ dàng
Từ ngày có facebook,ánnhanhmuatiệkết quả mexico 2 cứ vẽ xong bức tranh nào, họa sĩ Lê Minh Phong đều giới thiệu trên trang cá nhân. Ban đầu, anh đưa tác phẩm lên mạng chỉ để chia sẻ nhưng khá bất ngờ khi nhiều người vào xem và hỏi mua, việc mua bán cũng nhanh chóng, dễ dàng. Hai năm trở lại đây, Phong bán được gần hết tác phẩm anh sáng tác thông qua facebook, người mua chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và có cả các nhà sưu tập ở nước ngoài, như: Singapore, Mỹ, Canada... Có những bộ tranh của Phong đến 20-25 bức cũng bán được dễ dàng.
Phong chia sẻ: “Nhờ facebook mà tác phẩm được giới thiệu rộng rãi, tôi kết nối được với các nhà sưu tập. Ban đầu, khi mua tranh với số lượng lớn, nhà sưu tập ra Huế xem tác phẩm trực tiếp nhưng giờ đã quen, việc bán tranh của tôi hầu như đều thông qua hình thức online. Tôi chỉ việc vẽ và đưa lên facebook là xong, nếu không có facebook, sẽ khó có sự kết nối nhanh đến vậy”.
Ngay khi thành lập vào cuối năm 2017, nhóm họa sĩ “Huế Ta” đã mở facebook Huế Ta để giới thiệu tác phẩm của các thành viên trong nhóm. Những bức tranh giới thiệu vẻ đẹp cảnh sắc, văn hóa, con người và những nét riêng của Huế được nhiều người quan tâm. Có những tác phẩm vừa sáng tác xong, đưa lên mạng vài phút đã có người hỏi mua.
Tác phẩm “Làng quê trên những áng mây” của họa sĩ Hoàng Xuân Hiếu
Họa sĩ Phan Quang Tân, thành viên “Huế Ta” kể: “Qua facebook, chúng tôi bán được rất nhiều tác phẩm. Có họa sĩ trước đây chỉ bán được dăm ba bức tranh nhưng giờ bán được khá nhiều. Trước đây, những tác phẩm thiên về nghệ thuật rất khó bán nhưng sau khi khách hàng tiếp cận với tranh phong cảnh, tĩnh vật, họ lại muốn mua thêm những tác phẩm có giá trị nghệ thuật. Từ đây, thương hiệu của họa sĩ dần được nâng lên, có những tác phẩm bán được 1.000 – 1.500 USD”.
Trước đây, tác phẩm vẽ xong cũng chỉ để ngắm thì nay, những tương tác qua mạng xã hội càng kích thích họa sĩ sáng tạo, vì họ có thêm thu nhập để làm việc, có thêm mối quan hệ. Nhiều họa sĩ trẻ chưa danh tiếng tự tin hẳn khi thấy tác phẩm của mình được đón nhận trên mạng và có khách trả giá xin mua. Họa sĩ Đỗ Văn Lân kể, dù mới tham gia bán tranh online trong vòng nửa năm nhưng anh đã bán được 20 tác phẩm, cả những bức tranh được sáng tác cách đây nhiều năm cũng được bán qua hình thức này. Từ đây, anh được các nhà sưu tập biết đến nhiều hơn. Đây là động lực giúp anh nuôi dưỡng niềm đam mê với nghệ thuật.
Tác phẩm “Tịnh Tâm” của họa sĩ Nguyễn Ánh Dương
Nhanh và gần hơn với công chúng
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, khoảng hai năm nay, việc tận dụng mạng xã hội để giới thiệu, mua bán tranh đang là cách thức hiệu quả được nhiều họa sĩ và những người yêu thích nghệ thuật chọn lựa. Đây là cách giúp họa sĩ giới thiệu tranh của mình một cách nhanh nhất đến với công chúng, có họa sĩ còn tìm được nhà sưu tập cho mình trên mạng. Không chỉ sưu tầm một vài bức, nhà sưu tập theo dõi sự trưởng thành của họa sĩ, cứ có bức nào mới đăng lên facebook, thấy hợp gu, họ đặt mua liền.
Thị trường tranh online cũng đa dạng, từ tranh phong cảnh, tĩnh vật đến những tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao thuộc nhiều thể loại, chất liệu; giá cả dao động từ vài triệu đến 10 triệu đồng, có tác phẩm đến vài chục triệu đồng. “Ngay những tác phẩm nghệ thuật có giá thành cao vẫn được giao dịch qua hình thức online, một khi nhà sưu tập đã hiểu và họa sĩ tạo được niềm tin, uy tín”, họa sĩ Lê Minh Phong chia sẻ.
Ngoài việc giới thiệu trên trang cá nhân, một số họa sĩ còn giới thiệu tác phẩm qua các trang facebook hoặc trang web của một số nhóm, như: Vietnam Art Space, Vietnam Art Now, All about Art and Artits… Các trang chuyên ngành mỹ thuật này liên tục giới thiệu nhiều tác phẩm của không ít các nghệ sĩ ở nhiều vùng, miền và bắt đầu bán đấu giá tranh online. Họ có mối quan hệ với các nhà sưu tập nên cơ hội của họa sĩ cũng nhiều hơn, đầu ra cho tác phẩm khá dễ dàng.
Theo họa sĩ Nguyễn Thiện Đức, Chủ tịch Hội Mỹ thuật tỉnh, thị trường tranh online việc mua bán tranh trở nên nhanh gọn, tiện dụng, xóa ngăn cách địa lý giữa họa sĩ và người mua, tác phẩm đến với người thưởng lãm rộng rãi và nhanh chóng. Thậm chí, bán tranh trên mạng còn bán tốt hơn, dễ bán hơn so với việc bán tranh tại các gallery truyền thống. Những người có nhu cầu mua tranh treo trang trí tiếp cận được nhiều bức tranh phù hợp với sở thích và thẩm mỹ. Đây là phương tiện cực kỳ tốt giúp các họa sĩ, chủ yếu là họa sĩ trẻ tiếp cận với người mua nhanh, đồng thời, giải quyết được việc bán tranh cho họa sĩ có thu nhập, cải thiện cuộc sống để tiếp tục đầu tư sáng tạo. Hạn chế của việc bán tranh online là nhà sưu tập chưa thể xem được tranh thực, chỉ được xem qua ảnh. Vì vậy, các tác giả cần đảm bảo uy tín của mình qua hình chụp trung thực, đảm bảo tác phẩm là bản gốc, không sao chép…
Bài, ảnh: TRANG HIỀN
顶: 99431踩: 47959
【kết quả mexico 2】Tranh online: Bán nhanh, mua tiện
人参与 | 时间:2025-01-10 01:48:02
相关文章
- Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
- Học bổng cho những học sinh thi Olympic Quốc tế
- Xét tuyển nguyện vọng 2 năm 2014: Đại học Luật Hà Nội xét tuyển nguyện vọng 2 năm 2014
- 'Đường bay vàng' sắp thành hiện thực?
- Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
- Những trò hủ bại, tham nhũng của ông trùm an ninh Chu Vĩnh Khang
- Vụ cháy quán bar ở zone 9 gây thiệt hại như thế nào?
- Tình hình Biển Đông ngày 3/10: Tàu khu trục tên lửa hiện đại nhất Trung Quốc tiến ra Biển Đông
- Samsung ra tai nghe không dây, không phụ thuộc điện thoại
- Xét tuyển điểm nguyện vọng 2 năm 2014: Dưới 18 điểm thi đại học khối A đăng ký trường nào?
评论专区