【lịch thi đấu serie a brazil】Khai trương Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ
Tiết kiệm hơn 13.000 tỷ đồng mỗi năm
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, tiếp nối các sự kiện tiêu biểu trong xây dựng chính phủ điện tử thời gian qua, Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được khai trương sẽ là điểm nhấn quan trọng trong chặng đường xây dựng, phát triển chính phủ điện tử; thể hiện quyết tâm cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, loại bỏ dần việc xử lý công việc bằng hệ thống văn bản giấy, đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành theo hướng chính phủ không giấy tờ.
Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, được kết nối với các trung tâm điều hành, hệ thống thông tin báo cáo, các cơ sở dữ liệu quốc gia, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của bộ, ngành, địa phương, trở thành một trong những thành phần cốt lõi của hạ tầng số thông minh. Từ trung tâm, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ có thể theo dõi, kiểm tra được các hoạt động theo từng lĩnh vực do các bộ, ngành, địa phương quản lý. Đồng thời, thông qua dữ liệu số, hình ảnh trực quan, trực tuyến, giúp lãnh đạo Chính phủ thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành trực tiếp tới các bộ, ngành, địa phương và trên thực địa.
Tại sự kiện này, VPCP cũng công bố tích hợp 3 dịch vụ công trực tuyến được người dân, DN quan tâm trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Đó là: dịch vụ công thứ 998 về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; dịch vụ công số 999 về liên thông đăng ký điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, báo cáo tình hình thay đổi lao động; và dịch vụ công thứ 1.000 về kê khai, nộp lệ phí trước bạ và nộp tờ khai đăng ký ô tô trực tuyến.
Cổng DVCQG sau hơn 8 tháng vận hành đã kết nối với 18 bộ, cơ quan, 63 tỉnh, thành phố và 8 ngân hàng, trung gian thanh toán, đơn vị cung cấp dịch vụ ví điện tử; chuẩn bị tích hợp, cung cấp 1.000 dịch vụ công trực tuyến; có gần 56,4 triệu lượt truy cập, hơn 220.000 tài khoản đăng ký; trên 14 triệu hồ sơ được đồng bộ trạng thái, trên 260.000 hồ sơ được thực hiện. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công ước tính hơn 13.000 tỷ đồng/năm, trong đó, Cổng DVCQG đóng góp trên 6.700 tỷ đồng/năm.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại lễ khai trương. Ảnh: PV. |
Nhiều cơ quan nỗ lực để tích hợp dịch vụ công đúng hẹn
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, thời gian qua Thủ tướng Chính phủ rất quyết liệt chỉ đạo xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới nền kinh tế số, xã hội số. Để đưa 3 dịch vụ công này tích hợp trên Cổng DVCQG là sự nỗ lực rất lớn của các cơ quan liên quan thuộc Bộ Tài chính, Bộ Công an, Giao thông vận tải, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tập đoàn VNPT… để cung cấp sự thuận tiện nhất cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt trong thời điểm dịch Covid-19, thông qua đẩy mạnh thanh toán trực tuyến, không phụ thuộc thời gian, không phụ thuộc vị trí địa lý. Người dân, doanh nghiệp chỉ cần ngồi một chỗ đăng nhập một lần trên Cổng DVCQG để thực hiện các thủ tục hành chính (TTHC).
Để tích hợp được các dịch vụ công này lên Cổng DVCQG theo đúng thời hạn là tháng 8/2020, nhiều cuộc họp đã được Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng chủ trì cùng với các đơn vị thuộc các bộ, cơ quan liên quan. Tại các cuộc làm việc, các đơn vị như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thuế, Cục Đăng kiểm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Cục Cảnh sát giao thông... đều cho biết rất tích cực hoàn thành các nhiệm vụ cuối cùng để sẵn sàng cho thời điểm khai trương và tích hợp các dịch vụ công theo đúng kế hoạch, kịp thời hạn đặt ra. Các bộ, cơ quan đều nhấn mạnh về tinh thần quyết liệt, hoàn thành đúng hạn việc kết nối với Cổng DVCQG, hoàn thành đúng tiến độ, đẩy sớm hoàn thành các dịch vụ công lên Cổng.
Riêng với dịch vụ công thứ 1.000 về kê khai, nộp lệ phí trước bạ và nộp tờ khai đăng ký ô tô trực tuyến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đánh giá cao sự tích cực của các cơ quan như Cục Cảnh sát giao thông, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Tập đoàn VNPT... và 3 nhà sản xuất ô tô trong nước là Công ty TNHH VinFast, Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco), Công ty cổ phần Huyndai Thành Công. Đây là dịch vụ công liên quan đến nhiều cơ quan từ cơ quan công an, đăng kiểm, thuế, hải quan... để liên thông đăng ký ô tô, xe máy và cấp biển.
Theo ông Ngô Hải Phan - Cục trưởng Cục Kiểm soát hành chính - VPCP, hiện nay dịch vụ công nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy đang được triển khai thí điểm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Từ tháng 11 tới sẽ triển khai toàn quốc việc thực hiện cấp đăng ký, biển số xe đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu chưa qua sử dụng./.
Hoàng Yến
相关文章
Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
Việc vay mượn để mua cổ phiếu (đặt cọc mua chứng khoán) đã tăng từ mức 1 tỷ đô-la na2025-01-27Vụ nổ lò hơi 6 người tử vong: Đã phát hiện trục trặc và sửa chữa trước tai nạn
Vụ nổ lò hơi 6 người tử vong: Đã phát hiện trục trặc và sửa chữa trước tai nạn2025-01-27Hà Nội tặng cờ Tổ quốc cho người dân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Hà Nội tặng cờ Tổ quốc cho người dân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô2025-01-27Chợ Thủ Đức ‘thất thủ’ dù hệ thống thoát nước 248 tỷ đồng mới khánh thành
Chợ Thủ Đức ‘thất thủ’ dù hệ thống thoát nước 248 tỷ đồng mới khánh thành2025-01-27Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, hướng dẫn thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Cảnh nêu một số khó khăn, bất cập trong công tác quản lý xử phạt v2025-01-27Bộ trưởng Quân đội Pháp sẽ dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Bộ trưởng Quân đội Pháp sẽ dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ2025-01-27
最新评论