当前位置:首页 > World Cup

【keo mha cai】Thấp thỏm đầu tư điện gió

thap thom dau tu dien gioBộ Công Thương lên tiếng vụ nhà đầu tư ngoại thâu tóm dự án điện mặt trời
thap thom dau tu dien gioGE Renewable Energy cung cấp tuabin cho dự án điện gió Phương Mai
thap thom dau tu dien gioTuabin gió lớn nhất châu Á sẽ được sử dụng tại Việt Nam
thap thom dau tu dien gioBộ Công Thương đề xuất bổ sung 6.800 MW điện gió
thap thom dau tu dien gioEVN đa dạng huy động vốn để đầu tư nguồn và lưới điện
thap thom dau tu dien gio
Đầu tư vào điện gió để hưởng ưu đãi cũng phải đối mặt rủi ro nhất định. Ảnh: ST

Trước đó, Bộ Công Thương đã có văn bản đề xuất bổ sung 7.000 MW điện gió vào quy hoạch điện hiện nay; đồng thời xem xét kéo dài thời gian áp dụng cơ chế giá điện cố định (FIT) cho các dự án điện gió tới hết ngày 31/12/2023. Sau năm 2023, các dự án điện gió sẽ áp dụng cơ chế đấu thầu, đấu giá cạnh tranh.

Lý do được Bộ này đưa ra là các dự án điện hiện có trong quy hoạch bị chậm tiến độ, khiến việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện giai đoạn 2021-2025 gặp nhiều khó khăn. Dự báo năm 2023 có thể thiếu trên 13 tỷ kWh điện, trong khi đã phải phát dầu gần 11 tỷ kWh. Đáng nói là, trước 7.000 MW điện gió được đề nghị bổ sung như trên, các cơ quan chức năng đã bổ sung tới 4.800 MW điện gió vào quy hoạch điện hiện hành.

Trên thực tế, lĩnh vực điện gió chỉ thực sự thu hút đầu tư sau khi có Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Quyết định 39 đã đưa ra các mức giá ưu đãi 8,5 Uscents/kWh và 9,8 Uscents/kWh lần lượt áp dụng với các dự án điện gió trong đất liền và các dự án điện gió trên biển. Giá mua điện ở trên được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện gió nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021.

Về câu chuyện ồ ạt phát triển điện gió, một vị chuyên gia lâu năm về năng lượng tái tạo nhận định, đầu tư vào điện gió để hưởng ưu đãi cũng phải đối mặt rủi ro nhất định. Nhiều nhà đầu tư thậm chí còn phải chạy đua với thời gian để đưa công trình vào vận hành đúng thời hạn. Điều đáng nói là, điện gió không thể đầu tư nhanh như điện mặt trời. Điển hình như, với dự án điện gió đã được bổ sung vào quy hoạch, để có được báo cáo nghiên cứu khả thi (FS), nhà đầu tư phải có dữ liệu đo gió, ít nhất là mất 12 tháng. Khi có dữ liệu đo gió, nhà đầu tư mới làm được thiết kế… Ngoài ra, việc đặt mua thiết bị điện gió khá khó khăn. Những thiết bị này nhà đầu tư thường đặt từ Thụy Điển, Đức, Mỹ, Trung Quốc. Thiết bị điện gió, khi có khách đặt hàng thì nhà máy mới làm, chứ không có sẵn…

Bên cạnh đó, nỗi lo điện gió đi lại “vết xe đổ” của điện mặt trời về quá tải lưới điện cũng luôn thường trực. Khi đó, nhà đầu tư dù hoàn thành dự án đúng tiến độ, được hưởng mức giá ưu đãi cũng vẫn phải chấp nhận thua thiệt nhất định.

Phân tích các khía cạnh nêu trên để thấy rằng, trước mối lợi lớn về giá điện ưu đãi, nhà đầu tư phải có tính toán thực sự kỹ lưỡng khi quyết định đổ vốn vào điện gió, tránh đầu tư theo phong trào. Đồng thời, cùng với bổ sung hàng nghìn MW điện gió vào quy hoạch, song hành, kịp thời đầu tư lưới điện truyền tải cũng là bài toán cần được cơ quan quản lý nhà nước xem xét cẩn trọng hơn. Như vậy mới có thể giải tỏa công suất, đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư cũng như góp phần bù đắp lượng điện thiếu hụt trong vài năm tới, tránh những hệ lụy không đáng có.

分享到: