【yokohama – nagoya】Gói hỗ trợ kinh tế cần triển khai nhanh và hiệu quả

时间:2025-01-10 19:20:32来源:Empire777 作者:World Cup
Gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng: Ngân hàng chờ cơ chế,óihỗtrợkinhtếcầntriểnkhainhanhvàhiệuquảyokohama – nagoya doanh nghiệp lo khó tiếp cận
Thủ tướng đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi kinh tế
Giải pháp tài khóa có vai trò rất lớn cho quá trình phục hồi, phát triển của nền kinh tế
Nên khuyến khích chương trình hỗ trợ lãi suất 2% cho những khoản vay mới là những khoản vay có khả năng giúp doanh nghiệp phục hồi và có khả năng trả nợ. 	Ảnh: Thu Dịu.
Nên khuyến khích chương trình hỗ trợ lãi suất 2% cho những khoản vay mới là những khoản vay có khả năng giúp doanh nghiệp phục hồi và có khả năng trả nợ. Ảnh: Thu Dịu.

Trọng tâm, trọng điểm, không đại trà

Gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng được thực hiện trong vòng 2 năm 2022-2023 gồm gói giải pháp tài khoá gồm miễn, giảm thuế phí, đầu tư phát triển và một số chính sách tài khoá khác. Trong đó, phần lớn nhất, khoảng 1/3 của cả gói, tương đương với gần 114.000 tỷ đồng sẽ chi cho phát triển kết cấu hạ tầng. Phần tiếp theo, tương ứng với khoảng 49.400 tỷ đồng thông qua chính sách giảm 2% thuế GTGT. Chính sách này đã được áp dụng từ đầu tháng 2/2022 và sẽ kéo dài đến hết năm nay.

Tiếp đến là phần dành cho gói cấp bù lãi suất 2%/năm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh… với khoảng 40.000 tỷ đồng. Đây cũng được xem là 2 điểm mới đáng chú ý ở gói hỗ trợ lần này.

Ngoài ra, trong 350.000 tỷ đồng còn có các khoản khác như: cấp vốn cho quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm và khoảng 14.000 tỷ đồng cho hệ thống y tế.

Cho đến thời điểm này, gói hỗ trợ đang từng bước được giải ngân, một số chính sách hỗ trợ đã ngay lập tức được đưa vào thực tế. Tuy nhiên, đây là chương trình hỗ trợ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, cho tất cả các lĩnh vực, trong 2 năm, nên khối lượng công việc là rất lớn.

Đánh giá về việc triển khai gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng trong thời gian qua, ông Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, trong kịch bản tích cực, gói hỗ trợ được giải ngân hết trong 2 năm, Việt Nam sẽ hoàn toàn đạt được tăng trưởng 6 - 6,5% trong năm 2022 và năm tiếp theo cao hơn, đạt khoảng 7%. Ở kịch bản tiêu cực hơn, tỷ lệ giải ngân đạt khoảng 70%, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 5 - 5,5% năm 2022 và đạt 6% năm 2023.

"Quan trọng hiện nay là Chính phủ cần sớm ban hành chương trình phòng chống dịch cập nhật Nghị quyết 126 một cách bài bản, nhất quán hơn. Trong đó, nâng cao chú trọng năng lực y tế. Hiện nhiều bệnh viện công - tư gặp vấn đề rất lớn về trang thiết bị y tế kể cả thuốc men. Cùng với đó, Việt Nam cũng cần quan tâm đến bối cảnh địa chính trị thế giới, giá hàng hóa như xăng, dầu đang tăng, phối hợp chính sách tài khoá và tiền tệ để kiểm soát lạm phát và những hệ luỵ trong quá trình phục hồi. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội vàng để đẩy nhanh cải cách thể chế, nhất là môi trường đầu tư, kinh doanh. Cơ hội rất tốt để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, khi có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới Việt Nam sau những năm qua”, ông Cấn Văn Lực nêu kiến nghị.

Với mục tiêu giải ngân được gói hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả trong 2 năm, nhiều cơ chế chính sách linh hoạt và đặc biệt đã được Quốc hội, Chính phủ ban hành. Nhiệm vụ của các bộ, ngành và địa phương là làm thế nào để các dự án sớm được triển khai, mang lại những tác động lan tỏa tích cực cho nền kinh tế.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã họp bàn để lấy ý kiến xây dựng Nghị định dự thảo hướng dẫn về quy trình hỗ trợ lãi suất 2%/năm, tối đa 40.000 tỷ đồng và đặt mục tiêu sẽ trình dự thảo này ngay trong tháng 3. Theo đó, doanh nghiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh, doanh nghiệp thuộc các ngành nghề chịu nhiều ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 như hàng không, du lịch, sản xuất nông sản... có khả năng trả nợ cũng như phục hồi sẽ là đối tượng chính được hưởng chính sách cấp bù này. Ước tính sẽ có khoảng 1 triệu tỷ đồng vốn cho vay sẽ được bơm ra nền kinh tế. Và dự kiến gói cấp bù lãi suất sẽ được cho vay thông qua cả các ngân hàng thương mại tư nhân chứ không chỉ gói gọn ở 4 ngân hàng vốn nhà nước lớn.

Chuyên gia Cấn Văn Lực cho rằng, với gói cấp bù lãi suất 2% lần này, nên khuyến khích những khoản vay mới vì những khoản vay cũ về cơ bản đã được giãn hoãn và giảm một phần lãi theo các chương trình hỗ trợ trước đó. Vậy nên cần khuyến khích chương trình hỗ trợ lãi suất 2% này cho những khoản vay mới là những khoản vay có khả năng giúp doanh nghiệp phục hồi và trả nợ. Đặc biệt, cần có sự triển khai có trọng tâm, trọng điểm, không đại trà.

5 giải pháp

Ông Phạm Văn Thủy, Phó Tổng cục trưởng, Tổng Cục Du lịch (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch):

Trong lịch sử 61 năm, ngành du lịch Việt Nam dù trải qua nhiều đợt khủng hoảng do dịch bệnh, thiên tai, suy thoái kinh tế nhưng chưa bao giờ thiệt hại nặng nề như do đại dịch Covid-19 gây ra. Do đó, gói hỗ trợ kinh tế chính là biện pháp giúp “cứu thế và hồi sinh" ngành du lịch lần thứ hai.

Để làm được điều này, trước hết là tập trung đẩy mạnh hoạt động kích cầu, phục hồi du lịch nội địa toàn quốc, trong đó xác định phát triển du lịch với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của ngành, thúc đẩy phát triển du lịch nội địa, du lịch nội địa là nội lực, nền tảng căn bản để phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, từng bước thí điểm mở cửa thị trường quốc tế. Trong đó, có đề xuất quan trọng là cần coi du lịch là lĩnh vực trọng tâm ưu tiên với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng, nắm bắt tốt các cơ hội, lấy lại đà tăng trưởng cho ngành. Từ đó, tiếp tục hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động ngành du lịch; có các cơ chế, chính sách mới, ưu tiên, theo hướng tạo thuận lợi cho ngành du lịch tiếp tục phát triển như: phát triển hạ tầng du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế đến Việt Nam (visa, xét duyệt nhân sự nhập cảnh tại chỗ, tăng thời gian miễn thị thực...).

X.T (ghi)

Kiến nghị các giải pháp để triển khai có hiệu quả gói hỗ trợ này, TS.Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, các giải pháp trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế do Chính phủ ban hành sẽ hiệu quả hơn khi có những chính sách tài khóa cụ thể, kịp thời.

Cũng theo ông Vũ Tiến Lộc, sẽ có 5 giải pháp quan trọng trong chương trình phục hồi và phát triển nền kinh tế. Thứ nhất, mở cửa theo nghĩa rộng nhất, đỉnh cao là mở cửa kinh tế quốc tế, mở lại đường bay quốc tế, không hạn chế về tần suất khai thác của các hãng hàng không miễn là có nhu cầu của thị trường. Thứ hai, bảo đảm an sinh xã hội, chăm sóc và quan tâm đến đối tượng thế yếu trước biến động của kinh tế. Thứ ba, duy trì sinh kế bằng cách thực hiện giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh có động lực phục hồi nền kinh tế. Thứ tư, nâng cấp hạ tầng thông qua đẩy mạnh hàng loạt dự án đầu tư công để thúc đẩy phát triển tăng trưởng trong ngắn hạn, tạo đà cho phát triển dài hạn. Thứ năm là tăng cường thể chế.

“Gói hỗ trợ quy mô 350.000 tỷ đồng chính là chất kích hoạt cho 5 giải pháp nêu trên. Điều quan trọng là phải thực hiện các giải pháp minh bạch, hiệu quả với tinh thần coi gói hỗ trợ tài khóa tiền tệ là biện pháp lớn nhất để tạo sự khởi đầu cho giai đoạn đột phá của nền kinh tế”, ông Vũ Tiến Lộc phân tích.

Đáng chú ý, các chuyên gia cũng cho rằng không nên coi gói hỗ trợ là giải pháp thay thế, mà chỉ là vốn mồi để địa phương có thể huy động thêm các nguồn lực khác. "Các địa phương hoàn toàn có thể sử dụng nguồn vốn mồi này để đầu tư vào những khâu nào vướng nhất, nó đang là nút thắt mà chúng ta không khai thông được, thì phải bỏ vốn này vào. Nếu giải phóng mặt bằng sạch thì có thể kêu gọi các nhà đầu tư rất dễ, thậm chí người ta có thể đấu thầu đất đó để tạo nguồn lực và thậm chí đẩy hợp tác đầu tư công tư PPP", GS. TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng trường đại học Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh.

相关内容
推荐内容