游客发表
发帖时间:2025-01-25 10:11:30
Tuyến kinh 14 dài khoảng hơn 3 km, với gần 80 hộ dân sinh sống. Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân nơi đây sống trong niềm khao khát có đường, có điện và có nước sinh hoạt. Trong khi ở 2 đầu kinh, người dân được sử dụng đầy đủ hạ tầng, còn hơn 40 chục hộ ở đoạn giữa thì vẫn phải sống trơ trọi như trong một “ốc đảo”.
Vất vả vì thiếu nước
Đường sá thì toàn là đất, chỗ lồi chỗ lõm. Trời nắng thì có thể chạy xe gắn máy được, còn trời mưa thì chỉ có thể đi xuồng hoặc lội bộ.
Anh Đỗ Hoàng Anh phải chắt chiu từng lu nước để xài. |
Đa phần các gia đình ở đoạn giữa kinh thuộc diện hộ nghèo, đời sống gặp khó khăn, nhất vẫn là vấn đề thiếu nguồn nước sạch sinh hoạt. Nhiều năm qua, không chỉ riêng gia đình anh Đỗ Hoàng Anh ở kinh 14, ấp Trương Thoại, xã Biển Bạch không có nước sạch mà nhiều hộ dân khác cũng sống trong cảnh khao khát có nước. Anh Hoàng Anh, bộc bạch: “Mùa mưa thì còn đỡ chứ mùa nắng thì gia đình tôi vất vả lắm. Thiếu nước nên phải đổi nước ở dưới ghe, cả nhà 4 người ai cũng phải xài tiết kiệm cho đỡ tốn kém”.
Gia đình anh Đỗ Hoàng Anh thuộc diện hộ nghèo của xã, tài sản của vợ chồng anh chỉ có 5 công vuông mà nhiều năm nay thất trắng. Nguyên nhân do hạn hán, đất nhiễm mặn nên thời gian qua cuộc sống gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn. Anh Đỗ Hoàng Anh bày tỏ: “Cuộc sống gia đình đã khó khăn nên điều mong mỏi duy nhất của tôi là đường sá thuận tiện cho con đi học. Đặc biệt là có nguồn nước sạch để sinh hoạt”.
Do thiếu nước nên nhiều nhiều gia đình phải tận dụng nước ngoài vuông để sinh hoạt rồi xả lại bằng nước ngọt. Nước ở vuông là nước mặn, mùa khô thì cạn kiệt, mặn đắng thêm phần nhiễm phèn, nhưng thiếu nước thì họ đành phải chịu. Mùa mưa nhà nào cũng chuẩn bị nhiều lu chứa nước, chỉ để uống, nấu thức ăn và phải tiết kiệm thì mới chờ được đến mùa mưa kế tiếp.
Nhiều hộ dân nơi đây rất “khát” nước, hằng ngày phải đong đếm từng xô nước, sợ hạn bất thường thì không có nước xài. Muốn có nước thì phải mua nước dưới ghe với giá cao do chi phí vận chuyển xa.
Chị Phạm Thị Tuyệt luôn mong mỏi có nguồn nước sạch. |
“Tôi sống ở dây hơn 10 năm, sống riết quen với cảnh thiếu nước. Hồi trước nhiều gia đình ở đây phải đi chở nước hơn 7 km về xài. Giờ nhờ có ghe đổi nước nên hơn 2 năm nay gia đình tôi cũng đỡ vất vả”, chị Nguyễn Thị Tuyệt, kinh 14, ấp Trương Thoại, xã Biển Bạch, chia sẻ.
Thiếu hạ tầng cơ bản
Để có nguồn nước ngọt, mỗi gia đình phải đổi nước ở dưới ghe. Mỗi lu nước có giá từ 25-30 ngàn đồng, tiết kiệm thì cũng xài được 10 ngày. Ông Nguyễn Văn Chính, cán bộ Giao thông Thủy lợi xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, cho biết, đời sống của hơn 40 hộ dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Thiếu đường, thiếu điện và đặc biệt là thiếu nước sạch.
Ngoài việc thiếu nước, thiếu đường thì nhiều hộ dân nơi đây rất mong chờ có điện. Để có điện, nhiều hộ dân phải tự đấu nối đường dây dài hàng trăm mét từ các tuyến ngoài về nhà mình. Đường dây thì quá dài, thêm phần sử dụng điện giá cao nên nhà nào cũng chỉ sử dụng một bóng đèn mà thôi. Dây điện mắc tạm dẫn vào nhà, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Cùng là tuyến kinh 14 nhưng chỉ còn 40 hộ đoạn giữa kinh nằm trơ trọi, thiếu hạ tầng cơ bản nên nhiều người dân bức xúc. Nhu cầu sử dụng đường, điện, nước của Nhân dân là chính yếu. Thiết nghĩ, các ngành chức năng cần quan tâm hơn nữa để các hộ dân nơi đây có điều kiện tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo hiệu quả.
Hằng My
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接