当前位置: 当前位置:首页 > World Cup > 【kết quả jordan】Thay đổi tư duy người đứng đầu 正文

【kết quả jordan】Thay đổi tư duy người đứng đầu

2025-01-25 20:24:06 来源:Empire777 作者:World Cup 点击:507次

thay doi tu duy nguoi dung dau

Thưa ông,đổitưduyngườiđứngđầkết quả jordan trong năm 2013, số DN đăng ký thành lập mới tăng lên đáng kể. Cùng với đó, nhiều DN đã giải quyết được lượng lớn hàng tồn kho, dần quay trở lại nhịp độ sản xuất, kinh doanh. Đó có phải là những tín hiệu khẳng định sự phục hồi của DN?

Tôi cho rằng, chỉ một số DN suốt thời gian dài “đắp chiếu”, bảo tồn lực lượng, khi những chính sách hỗ trợ có tác dụng, lãi suất ngân hàng hạ hơn một chút, tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng dễ dàng hơn thì mới có sự phục hồi. Còn những DN đã “chết” hẳn, làm sao phục hồi nổi nữa. Lượng DN thành lập mới có tăng, nhưng phải xem xét kỹ lưỡng xem đó là DN thành lập mới hẳn hay là DN vốn đã “chết” rồi nay hồi sinh.

Báo cáo của các cơ quan chức năng thường chỉ nói chung chung mà chưa thực sự phản ánh đúng “sức khỏe” của DN Việt. Đơn cử như việc phản ánh giá trị XK tăng, nhưng không chỉ rõ rằng tăng nhiều là ở các DN liên doanh, có vốn đầu tư nước ngoài, còn DN trong nước vẫn “ngắc ngoải”. Ví dụ như trong ngành dệt may, các DN FDI có lượng XK lớn, thu về lợi nhuận cao, còn DN trong nước làm gia công là chính.

Thực tế cho đến nay, hoạt động của DN vẫn còn nhiều khó khăn. Thiếu vốn, không có tài sản thế chấp nên muốn vay ngân hàng cũng không vay nổi. Hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện đã được thắt chặt quy tắc làm việc để giảm bớt nợ xấu. Mặt tích cực là giờ ngân hàng không cho vay vô tội vạ như trước nữa nhưng chính điều này khiến DN khó càng thêm khó.

Ông đánh giá như thế nào về những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với DN cũng như sự “tự thân vận động” để vượt khó của DN trong năm qua?

Theo tôi, các cơ quan quản lý Nhà nước thường tự nói rằng những biện pháp đưa ra cho DN là ưu đãi, là hỗ trợ nhưng thực chất bản thân DN lại chưa thực sự cảm nhận được điều đó. Tác động của chính sách để cứu DN không thấy rõ. Đơn cử như vấn đề lãi suất ngân hàng. Ở các quốc gia như Nhật, Mỹ,… DN hoạt động với mức lãi suất 1%. Trong khi đó, DN Việt Nam đã hưởng ưu đãi rồi mà lãi suất vẫn lên tới 10%. Như vậy thì DN lấy đâu ra sức lực để cạnh tranh. Đó là chưa kể, các DN nước ngoài vào Việt Nam đã có sẵn thị trường, lãi suất thấp, tận dụng nhân công giá rẻ tại Việt Nam nên DN ngoại đè bẹp DN nội là điều dễ thấy. Trái lại, DN nội tay không vốn, làm ra sản phẩm không có nơi bán phải dò dẫm tìm kiếm thị trường, XK hàng ra nước ngoài lại đòi áp dụng chế độ trả tiền ngay. Tất cả những điều này đều là bất lợi cho DN khiến DN rơi vào bế tắc.

Hiện nay, một trong số những vấn đề khá bất cập là Việt Nam chưa có chính sách tạo điều kiện, cơ chế để DN có thể bán hàng trả chậm. Chưa có một ngân hàng nào chịu tài trợ để DN thực hiện điều đó. Đây là điểm yếu, là thiệt thòi lớn cho các DN Việt Nam. Nhìn rộng ra có thể thấy rằng, đối với ngoại thương thế giới, chỉ có khoảng 20% là bán hàng thu tiền ngay. Còn lại 80% là DN bán hàng và chấp nhận khách hàng sẽ trả chậm. Thời gian trả chậm khoảng 80 ngày, 90 ngày, 180 ngày… Riêng về phần DN, DN đã có ý thức, đã vẫy vùng nhưng tất cả vẫn nằm trong vòng luẩn quẩn liên quan tới chính sách nên những điều làm được chưa thể thay đổi cục diện.

Theo ông, thời gian tới, đâu là giải pháp cốt lõi giúp DN Việt tăng sức mạnh, tăng cạnh tranh?

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn nhưng năng lực của DN Việt thì dường như vẫn chưa đủ để cạnh tranh. Có thể ví von rằng, giờ đây chúng ta đang tham gia đấu trường kinh tế thế giới, không thể lựa chọn đánh hay không đánh mà bắt buộc phải tham dự vào trận chiến ấy. Tự thân DN có ý thức và phấn đấu chưa đủ. Điều quan trọng là cơ quan quản lý phải vào cuộc, tạo điều kiện, mở rộng hành lang pháp lý cần và đủ cho DN, trang bị đầy đủ “vũ khí” để DN tự tin bước lên võ đài. Việt Nam cần phải nhìn nhận xem các quốc gia khác làm như thế nào, rồi áp vào chính sách vĩ mô để tạo điều kiện cho các DN.

Cụ thể như, cần thay đổi chính sách tiền tệ, tín dụng. Phải nhìn xem, các nước khác hỗ trợ lãi suất cho DN như thế nào, chính sách bán hàng trả chậm của DN được hỗ trợ ra sao để học tập. Ngoài ra, còn là những chính sách cụ thể liên quan tới ưu đãi dành cho sản phẩm sản xuất tiêu thụ trong nước và những sản phẩm phục vụ mục tiêu XK. Nói chung, mấu chốt là cần thay đổi tư duy của những người đứng đầu, những cốt cán trong bộ máy quản lý Nhà nước để dần thay đổi chính vận mệnh của DN trong nước. Bên cạnh đó, chính sách, biện pháp gì có đưa ra cũng cần kịp thời, đúng nơi, đúng chỗ. Không thể để tiếp diễn tình trạng, DN đã rất yếu, rất rối mà cơ quan chức năng cứ chỉ hứa hẹn sẽ xem xét, sẽ hỗ trợ…, cháy hết cả nhà rồi mà nước dập lửa còn xa mới tới.

Ông đánh giá như thế nào về bức tranh DN Việt Nam trong năm 2014?

Bức tranh DN nhìn chung chưa có nhiều gam màu sáng. Chúng ta hy vọng, trông đợi vào sự vận động, đổi thay từ Chính phủ, cơ quan quản lý Nhà nước. Trong đó, các giải pháp liên quan tới tín dụng, tài chính phải được đẩy lên hàng đầu, tiếp đó là các biện pháp liên quan tới cơ chế XNK.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thanh Nguyễn (thực hiện)

作者:Thể thao
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜