【kết quả las palmas】Nữ sinh hiếu thảo đạt 29,75 điểm khát khao đến giảng đường đại học
Trong ngôi nhà bằng tôn rộng chừng 20m2 ở làng Nhõi,ữsinhhiếuthảođạtđiểmkhátkhaođếngiảngđườngđạihọkết quả las palmas xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hoá), anh Phạm Văn Dũng (36 tuổi) bố của nữ sinh Phạm Thị Thuận vui mừng khi thấy có người đến chơi.
Từ khi con gái đạt 29,75 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều người đến chia vui cùng gia đình, tinh thần anh cũng khá hơn rất nhiều. Anh Dũng bị tàn tật từ nhỏ, 3 ngày tuổi lên cơn sốt, chân tay co quắp lại, nhà nghèo không có tiền chữa trị nên anh không thể phục hồi.
Thuận thay mẹ chăm sóc bố và em trai đang học lớp 3 |
Anh kết hôn cùng chị Duyên, lần lượt sinh được hai người con. "Khi mang thai cháu Thuận, ông bà nội cắt cho vợ chồng căn bếp làm nơi để ăn ở. Khi Thuận khoảng 9 tuổi, thấy căn nhà cũ nát, vợ lại đang mang thai cháu thứ hai nên ông bà đã kêu gọi anh em họ hàng dựng căn chòi hiện tại để vợ chồng con cái sinh hoạt”, anh Dũng kể.
Gia đình anh Dũng thuộc hộ nghèo, bản thân anh tàn tật, không thể làm thêm được công việc gì. Mọi chi phí, sinh hoạt lo cho 4 miệng ăn trong nhà đều trông chờ vào những đồng tiền đi nhặt ve chai của vợ.
Ngôi nhà lụp sụp của cả gia đình Thuận |
Các con ngày một lớn, tiền ăn, học, sinh hoạt trong gia đình cũng tăng lên, những đồng tiền lẻ đi nhặt ve chai không đủ trang trải. Chứng kiến cảnh con bữa no bữa đói, chị Xuyên đành chấp nhận để lại 3 bố con ở nhà tự chăm sóc nhau, còn mình ra Hà Nội làm thuê tại một xưởng tăm, trừ chi phí sinh hoạt, một tháng chị cũng gửi về được khoảng 1 triệu đồng cho bố con.
Anh Dũng cho hay, xưởng tăm mà vợ mình đang làm trước đây ở huyện Quan Hóa, năm 2016 xưởng chuyển ra ngoài Hà Nội nên chị Xuyên xin đi theo. Vì sức khỏe yếu và tiền lương phụ thuộc số lượng sản phẩm, thế nên mỗi tháng chị chỉ kiếm được khoảng 2-3 triệu đồng.
“Năm lên 6 tuổi cháu Thuận đã phải đi chăn bò thuê đổi lấy bữa ăn qua ngày. Một bữa đi học, một bữa đi chăn bò người ta cũng cho được lon gạo, mớ rau… về nấu cơm cho cả nhà”, anh Dũng tâm sự.
Em Thuận ước mơ được đặt chân tới giảng đường Đại học |
Nhìn đứa con gái đã 18 tuổi chỉ cao 1m49, nặng vỏn vẹn 34kg, anh Dũng không khỏi xót xa. Nhiều năm qua, Thuận thay mẹ chăm sóc bố và em trai đang học lớp 3, vừa tự lo việc học. Vậy mà em vẫn luôn là học sinh khá, giỏi của trường.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Thuận đạt 27 điểm khối C1. Trong đó, Ngữ văn 8,5 điểm; Lịch sử 8,5 điểm và Giáo dục công dân 10 điểm (tính cả điểm cộng vùng và dân tộc em đạt 29,75 điểm). Với số điểm trên, Thuận đăng ký vào Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa), ngành sư phạm Văn.
Cô Nguyễn Thị Vân, giáo viên chủ nhiệm của Thuận cho biết, từ khi biết kết quả thi, cô cùng các thầy cô trong trường đã liên tục động viên, tìm cách kêu gọi để hỗ trợ kinh phí bước đầu cho em nhập học.
“Thuận cũng nhiều lần bày tỏ chuyện nên học tiếp hay dừng lại để đi làm phụ giúp bố mẹ. Mình hiểu trong thâm tâm em luôn muốn thực hiện ước mơ làm giáo viên, nhưng hoàn cảnh lại quá nghèo khó. Nhìn những cố gắng, nỗ lực suốt bao năm qua của em, các thầy cô trong trường thực lòng không nỡ để em dừng bước trước giảng đường”, cô Vân nói.
Lê Dương - Tuấn Linh
Cập nhật: Hiện nay trường hợp của Thuận đã nhận được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm để tiếp sức ước mơ đến trường. VietNamNet dừng kêu gọi hỗ trợ trường hợp này.
相关推荐
- Tập trung thi đua hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Nhét tỏi làm cô gái tử vong, Châu Việt Cường nhận án 13 năm tù
- Cựu thư ký tòa đấm phó chủ nhiệm đoàn luật sư náo loạn tòa
- Ban hành quy định về hộ chiếu có gắn chíp
- Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- Anh đâm em trai tử vong tại chỗ vì lí do không ngờ
- Khó tin Phó trưởng Khoa tâm thần làm điều này cho kẻ phạm tội
- Chết lặng với chiêu đẩy bố mẹ ra đường của cậu quý tử