设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > La liga > 【lịch thi đấu của brazil】Khó khăn trong công tác phòng chống bệnh lao 正文

【lịch thi đấu của brazil】Khó khăn trong công tác phòng chống bệnh lao

来源:Empire777 编辑:La liga 时间:2025-01-10 22:39:18

Trong nhiều năm qua,ăntrongcocircngtaacutecphogravengchốngbệlịch thi đấu của brazil Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội tỉnh nói riêng và ngành y tế nói chung đã có nhiều nỗ lực nhằm khống chế, kiểm soát, ngăn chặn bệnh lao. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến công tác phòng chống bệnh lao trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp không ít khó khăn.

NHỮNG NỖ LỰC ĐÁNG GHI NHẬN

Chương trình chống lao quốc gia ở tỉnh luôn được duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được của giai đoạn trước. Thời điểm này, Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội vẫn đang tổ chức các đợt kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ từ tỉnh xuống xã, phường để hoàn thành tốt nhiệm vụ chương trình đề ra. Mục tiêu là khống chế tình hình dịch tễ bệnh lao, duy trì, mở rộng chương trình hóa trị liệu ngắn ngày với quản lý điều trị có kiểm soát trực tiếp (DOTS); đồng thời, đối phó với vấn đề lao - HIV và vấn đề kháng thuốc lao ngày một gia tăng.

Học viên lớp tập huấn phòng chống bẹnh lao

Công tác tuyên truyền được trung tâm đẩy mạnh bằng nhiều hình thức đa dạng. Ngoài những tờ rơi, sách bỏ túi tuyên truyền cung cấp cho người dân hiểu biết về các dấu hiệu, đường lây nhiễm, sự nguy hiểm, biện pháp chữa trị đúng cách, còn thông qua tuyên truyền tập trung, tuyên truyền lồng ghép với các dự án quốc gia về môi trường, xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó, mạng lưới phòng chống lao không ngừng được củng cố. Với chức năng điều trị và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội đã tham mưu cho ngành y tế chỉ đạo hoạt động của mạng lưới phòng chống lao ở cơ sở, nhất là các cộng tác viên, y tế thôn bản, tăng cường tập huấn về cách tiếp cận, phát hiện, duy trì điều trị theo phương pháp mới.

Trong 9 tháng đầu năm 2011, tổng số các bệnh nhân lao phổi các thể được phát hiện và thu dung điều trị là 675 ca; trong đó, tỷ lệ điều trị khỏi M (+) mới đạt 90%, tăng 6,63% so với cùng kỳ, vượt so với yêu cầu của chương trình chống lao quốc tế đề ra là 85% trở lên. Các huyện có tỷ lệ điều trị khỏi cao là thị xã Phước Long 92,3%, huyện Bù Đốp 93,5%, thị xã Đồng Xoài 98,2%, Đồng Phú 92,5%. Ngoài ra, 100% bệnh nhân lao AFB (+) tái phát đều được điều trị dứt điểm.

Để có được những kết quả trên, hệ thống quản lý điều trị tại tuyến y tế cơ sở đã phải triển khai đều đặn, thường xuyên. Công tác kiểm tra giám sát được thực hiện theo kế hoạch 1 quý/ lần. Chất lượng giám sát được nâng cao, hầu hết các trạm y tế xã đều quan tâm đến việc triển khai hoạt động chống bệnh lao tại địa phương. Việc cấp phát thuốc 1 lần/tháng ở mỗi trạm y tế xã được duy trì, thuận tiện cho việc nhận thuốc của bệnh nhân. Phần lớn các bệnh nhân được xét nghiệm và được đánh giá kết quả điều trị chính xác.

NHỮNG KHÓ KHĂN CẦN THÁO GỠ

Việc phát hiện xác định rõ nguồn lây tiềm ẩn trong cộng đồng là điều quan trọng trong việc quản lý và điều trị bệnh nhân lao. Tuy nhiên, trong những năm qua, công tác phát hiện nguồn lây còn gặp rất nhiều khó khăn bởi nhiều lý do khác nhau. Dù được tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức, nhưng ý thức của cộng đồng trong phòng, chống lao vẫn còn hạn chế. Bình Phước là tỉnh có sự biến động dân cư lớn, gây ảnh hưởng đến công tác thu dung và quản lý điều trị đối với bệnh nhân lao. Thêm vào đó, phần lớn các bệnh nhân HIV thường có bệnh lao trong người nhưng thường từ chối điều trị hoặc bỏ điều trị giữa chừng làm tăng nguy cơ phát tán bệnh trong cộng đồng và khiến bệnh nhân dễ tử vong hơn.

Theo y sĩ Trần Trọng Hà, cán bộ Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội, sự e ngại khi khám bệnh lao và kỳ thị bệnh nhân lao làm hạn chế đến công tác khám phát hiện và quản lý điều trị. Người dân chưa ý thức tốt trong công tác phòng chống bệnh lao khi che giấu bệnh hoặc không điều trị đúng cách làm tăng nguy cơ cho cộng đồng. Điều này được thể hiện khá rõ, khi đa số bệnh nhân đến điều trị tại khoa Nhiễm của bệnh viện tỉnh đều đã chuyển qua giai đoạn khá nặng. Không ít bệnh nhân đã từng phải nhập viện nhiều lần, thậm chí nhiều lần “lên, xuống” cả bệnh viện chuyên điều trị lao tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ vì không tuân thủ phác đồ điều trị.

Hiện nay, lao là bệnh nhiễm khuẩn chính và thường gặp nhất, ảnh hưởng đến 2 tỷ người, tức 1/3 dân số thế giới, với 9 triệu ca mới mỗi năm, làm 2 triệu người tử vong, hầu hết ở các nước đang phát triển. 90% các trường hợp nhiễm khuẩn lao là tiềm ẩn không triệu chứng.

Lao truyền qua tiếp xúc khi ho, nhảy mũi, nói chuyện hay khạc nhổ của người nhiễm vi khuẩn. Tiếp xúc gần gũi là nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất (khoảng 22-100%). Chuỗi lây truyền có thể được chấm dứt bằng cách cách ly người bệnh ở giai đoạn bệnh hoạt động và áp dụng biện pháp điều trị kháng lao hữu hiệu.

Mặt khác, tổ chống lao của 10 huyện, thị có trình độ chuyên môn không cao, thiếu bác sĩ chuyên ngành lao lại kiêm nhiệm nhiều công việc khác. Kinh phí phụ cấp cho các cán bộ, công tác viên làm cộng tác tuyên truyền phòng chống lao không có dẫn đến nhiều người bỏ việc nên nhân sự không ổn định. Việc phát hiện bệnh nhân, quản lý và điều trị ngoại trú còn nhiều hạn chế, nhất là ở những xã vùng sâu, vùng xa, vùng giao thông đi lại khó khăn. Phát hiện bệnh muộn làm cho công tác điều trị gặp thêm khó khăn, điều trị khó khỏi và dễ bị kháng thuốc. Đó là nguồn lây chính cho cộng đồng và cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ bỏ điều trị dứt điểm cao. Số người nhiễm HIV mắc lao trong thời gian qua có xu hướng tăng nhanh. Điều lo ngại là bệnh nhân lao bị nhiễm HIV thì dễ chuyển thành lao kháng thuốc. Vì vậy, bệnh lao đồng nhiễm HIV là mối đe dọa lớn đối với con người. Vấn đề chữa lao không đúng cách làm xuất hiện các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc và bệnh lao đồng nhiễm HIV đang là điều kiện thuận lợi cho căn bệnh nguy hiểm, có sức tàn phá ghê gớm này trở nên nặng nề và phức tạp hơn. Nếu không có sự phối hợp tốt giữa phòng chống lao và phòng chống HIV thì sẽ làm gia tăng các trường hợp lao kháng thuốc, gây khó khăn hơn cho công tác chống lao.

Bà Nguyễn Thị Hồng Đào, Giám đốc trung tâm phòng chống các bệnh xã hội tỉnh, cho biết: Bệnh lao sẽ được chữa khỏi hoàn toàn và tránh lây lan cho cộng đồng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Nhưng để mỗi bệnh nhân hiểu rõ tác hại của bệnh và điều trị kịp thời thì công tác tuyên truyền phải được đẩy mạnh hơn nữa, làm cho toàn dân thực sự chung tay góp sức vào công tác phòng chống lao một cách tích cực. Như vậy, đây không chỉ là trách nhiệm của cán bộ trực tiếp làm công tác phòng chống lao mà cần phải có sự phối hợp của cả cộng đồng, toàn xã hội và ở mỗi cá nhân.

Bảo Ngọc

热门文章

2.1399s , 7666.2421875 kb

Copyright © 2025 Powered by 【lịch thi đấu của brazil】Khó khăn trong công tác phòng chống bệnh lao,Empire777  

sitemap

Top