【soi keo leicester city】“Ngồi lại” để giải quyết nợ xấu
Để giải quyết vướng mắc này, trả lời phỏng vấn báo chí gần đây, Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến cho rằng, việc xử lý nợ đã có quy trình, điều quan trọng là cách thức tổ chức thực hiện theo hướng làm rõ về khoản nợ đó và khả năng đòi được nợ.
“Nếu là nợ không đòi được cần có hồ sơ chứng minh. Những hồ sơ, chứng từ này phải được lập một cách minh bạch, công khai, được xác nhận bởi một cơ quan có thẩm quyền hoặc một hội đồng theo quy định. Quá trình làm phải minh bạch, ai làm sai, ai có thiếu sót thì phải kiểm điểm, đồng thời, xem xét các khoản dự phòng đã trích đủ chưa, nếu chưa trích thì phải xử lý”, ông Đặng Quyết Tiến nói.
Trên thực tế, các quy trình này, cũng như hướng xử lý tài chính đã được quy định. Vấn đề ở đây thuộc về DN, khi làm có mạnh dạn kê khai, phân loại, xác định rõ trách nhiệm hay không. Bởi vì, không xác định trách nhiệm thì vô hình trung sẽ tạo cơ chế cho việc hợp thức hóa những việc mà nhiều DN, cá nhân làm sai.
Tuy nhiên, theo ông Đặng Quyết Tiến, việc làm rõ trách nhiệm không phải là để kỷ luật mà để xác định khả năng thu được nợ, nguyên nhân chủ quan và khách quan. Khi cổ phần hóa trước đây tại các công ty thành viên, các khoản nợ không xác định rõ nguyên nhân, thiếu hồ sơ được tách ra và chuyển cho công ty mẹ theo dõi, quản lý, do đó đến nay khi cổ phần hóa công ty mẹ, việc xác định, phân loại các khoản nợ cũ sẽ là thách thức cho Ban chỉ đạo cổ phần hóa. Bên cạnh đó, việc thay đổi nhân sự cũng gây khó khăn cho quá trình theo dõi, xử lý.
Khi các DN gặp khó khăn trong xử lý nợ xấu và gửi thông tin về Bộ Tài chính, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn cách làm. Một số trường hợp, Bộ Tài chính đã đề nghị tập hợp các khoản nợ xấu lại và cùng “ngồi lại” với nhau để tìm cách giải quyết.
Sở dĩ, vẫn còn ý kiến băn khoăn khi cho rằng, việc xác định giá trị DN không sát giá thị trường là do sợ bị quy trách nhiệm không bảo toàn vốn Nhà nước.
Ông Đặng Quyết Tiến cho rằng: “Việc không bảo toàn vốn Nhà nước là trách nhiệm mà DN phải nhận. Điều này còn do tác động của thị trường. Khi bán cổ phần, DN phải công bố một cách trung thực. Nếu cơ quan thẩm định giá không trung thực, làm theo DN để “dĩ hòa vi quý” thì không được”.
Theo thông báo kết luận mới đây của Thủ tướng Chính phủ, sẽ có cơ chế tính toán lại theo hướng sửa đổi, bổ sung một số nội dung để đảm bảo tính đúng giá trị thị trường khi xác định giá trị DN.
Trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ vừa qua, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ một số phương án xử lý những vướng mắc trong quá trình tái cơ cấu DNNN.
Trong đó, có điểm đáng chú ý là hướng xử lý xác định lại khoản đầu tư tài chính dài hạn tại các DN khác mà các DN khác bị lỗ mất vốn.
Chính phủ đã đồng ý với hướng xử lý của Bộ Tài chính trong trường hợp đó là: Khi xác định giá trị vốn đầu tư dài hạn của DN cổ phần hóa tại DN khác được xác định thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán thì giá trị vốn đầu tư dài hạn “được lấy theo giá trị xác định thực tế”.
Để xử lý trường hợp này, hiện thực hiện theo điểm d, khoản 1, điều 33 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, theo đó, xác định giá trị vốn đầu tư dài hạn “theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán của DN cổ phần hóa”.
Thực hiện quy định này thời gian qua, nhiều DN khi xác định giá trị DN có khoản đầu tư tài chính dài hạn tại các DN khác mà các DN khác bị lỗ mất vốn, nên các khoản đầu tư tài chính của DN cổ phần hóa tại các DN này thấp hơn giá trị đầu tư tài chính trên sổ sách kế toán của DN cổ phần hóa. Trong khi đó, DN phải lấy giá trị ghi trên sổ sách kế toán để tính vào giá trị DN mà lại không được trích dự phòng nên không có nguồn để bù đắp.
Do đó, hướng đề xuất xử lý của Bộ Tài chính sẽ tháo gỡ được vướng mắc trên của DN.
Về tiến độ phê duyệt Đề án tái cơ cấu của 108 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, tính đến hết quý I-2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án của 20/20 tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc thẩm quyền. Các Bộ, địa phương phê duyệt đề án của tổng công ty nhà nước trực thuộc. Trong quý I-2015, cả nước cổ phần hóa được 29 doanh nghệp , trong đó có 3 tổng công ty nhà nước và 26 DN. Còn lại 260 DN thì có 62 DN đã công bố giá trị DN, 198 DN đang xác định giá trị DN. Về tình hình thoái vốn, đến quý I-2015, đã thoái được 2.807 tỷ đồng, thu được 3.206 tỷ đồng. Như vậy, số còn phải thoái trong 9 tháng cuối năm 2015 là 19.517 tỷ đồng. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·iPhone 8 sẽ to hơn iPhone 7 nhưng nhỏ hơn iPhone 7 Plus?
- ·Giá dầu châu Á chạm mức cao nhất kể từ đầu năm 2019
- ·Đi hợp lớp hôn lại người yêu cũ, vợ bị chồng tung đòn xay xẩm
- ·Nam Phi có tỷ lệ người sở hữu tiền ảo cao nhất thế giới
- ·Singapore dùng robot bay giao hàng
- ·Thị trường bất động sản sẽ khởi sắc ngay từ những quý đầu năm 2024
- ·Đã có hơn 500 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia
- ·Xưởng may ấm áp tình người giữa lòng TP Vinh
- ·Yêu cầu giải pháp chống ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Ngôi làng ma khiến cư dân sợ hãi bỏ nhà đi vì lo sợ trộm cắp
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·Vợ cầm giấy kết hôn chạy 50km bắt quả tang chồng ngoại tình
- ·Saudi Arabia cắt giảm lượng dầu thô xuất khẩu trong tháng 4
- ·Thực hư thông tin về giải Nhất cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới 2023
- ·Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- ·EU đe dọa áp thuế đối với khoảng 20 tỷ Euro hàng nhập khẩu từ Mỹ
- ·Người Trung Quốc thất nghiệp tới mức chùa cũng có 300 đơn xin việc
- ·Nhật Bản triển khai dịch vụ tư vấn y tế sử dụng trí tuệ nhân tạo
- ·Bình Dương nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023
- ·Thành tích đáng nể của Osca Vũ, Á vương Teen Star International