【tlbd tt】Giải ngân nguồn vốn nước ngoài vẫn đạt tỷ lệ thấp

  发布时间:2025-01-12 01:01:14   作者:玩站小弟   我要评论
Ảnh minh họaNhiều dự án ODA chưa rõ quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan chủ trìBáo cáo từ Bộ Tài chín tlbd tt。

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhiều dự án ODA chưa rõ quyền hạn,ảingânnguồnvốnnướcngoàivẫnđạttỷlệthấtlbd tt trách nhiệm của cơ quan chủ trì

Báo cáo từ Bộ Tài chính cho thấy, ước thanh toán vốn đầu tư đến hết ngày 31/12/2020 đạt hơn 389.900 tỷ đồng, đạt 72,7% kế hoạch và đạt 82,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Mặc dù tỷ lệ giải ngân đã có nhiều khởi sắc, song tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài ở mức thấp (chỉ đạt 46,06% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Trong đó, có 3 bộ, ngành và 9 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 20% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao như: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch mới giải ngân được 3,6%; Viện Khoa học và Công nghệ mới giải ngân 6,49%; tỉnh Đồng Tháp mới giải ngân được trên 5%; Ninh Thuận gần 16%, Vĩnh Long trên 17%... Đáng chú ý, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có tỷ lệ giải ngân đạt 0%. Cùng tỷ lệ này có 3 tỉnh nữa là Hải Dương, Tiền Giang và Vĩnh Phúc.

Nguyên nhân của việc chậm giải ngân nguồn vốn nước ngoài được chỉ ra là do các dự án đầu tư nguồn vốn nước ngoài chậm nghiệm thu khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành nên chưa có hồ sơ thanh toán, không thể giải ngân. Bên cạnh đó là khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu thầu, đàm phán hợp đồng, việc phân công trách nhiệm chủ đầu tư thiếu rõ ràng. Chậm ký kết các hợp đồng cho vay lại.

Đồng thời, nhiều dự án đã được bố trí kế hoạch vốn nhưng đang phải thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư và thủ tục điều chỉnh hiệp định vay, hoặc đang phải điều chỉnh hiệp định vay như gia hạn thời gian thực hiện dự án, thời gian giải ngân, điều chỉnh phân bổ các hạng mục, điều chỉnh tỷ lệ thanh toán ngoại tệ/nội tệ nên không đủ cơ sở để giải ngân.

Một số dự án vướng cơ chế nên chưa xác định được phần cấp phát/cho vay lại để giao vốn triển khai thực hiện trong năm 2020 (ví dụ các dự án của VEC vay JICA chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt cơ chế chuyển từ vốn vay lại sang cấp phát).

Ngoài ra, quy trình quản lý dự án như mua sắm, đấu thầu, giải ngân của các nhà tài trợ là khác nhau; một số nhà tài trợ yêu cầu từng hợp đồng, gói thầu, hoạt động mua sắm, tuyển tư vấn phải có “ý kiến không phản đối” của nhà tài trợ. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), thời gian cấp ý kiến không phản đối thường từ 3-6 ngày. Tuy nhiên, theo báo cáo của một số dự án, thời gian cấp ý kiến không phản đối dài hơn nhiều, một số trường hợp kéo dài tới 4 tháng.

Việc quản lý vốn tạm ứng về các tài khoản của dự án chưa được thống nhất. Một số trường hợp đối tác phát triển cho rằng dự án chi tiêu không hợp lệ và yêu cầu chủ dự án phải hoàn lại vốn vào tài khoản tạm ứng hoặc hoàn trả đối tác phát triển. Tuy nhiên, yêu cầu này không được chuyển chính thức cho đại diện bên vay để phối hợp xử lý trong việc nhận nợ, giảm nợ và quản lý chi tiêu vốn ngân sách nhà nước. Việc xử lý đề nghị gia hạn giải ngân còn chậm, một số trường hợp chưa rõ quan điểm của đối tác phát triển (dự án đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội vay vốn AFD có nhu cầu gia hạn giải ngân. Bộ Tài chính đã có thư đề nghị AFD cho ý kiến nhưng đến nay chưa nhận được ý kiến trả lời)…

Xử lý dứt điểm các tồn tại của các dự án lớn

Để đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn nước ngoài, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020, Bộ Tài chính đang kiến nghị các chủ dự án có vốn đầu tư nước ngoài phải khẩn trương hoàn tất các thủ tục về đầu tư, xây dựng, về di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án. Xử lý dứt điểm các tồn tại, vướng mắc của các dự án đầu tư lớn, tập trung đẩy mạnh giải ngân các dự án đầu tư có tiềm năng giải ngân, các dự án đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, công tác đấu thầu, triển khai ngay việc ký kết đối với các gói thầu đã có ý kiến “không phản đối” của nhà tài trợ. Đồng thời, tăng cường năng lực tổ chức thực hiện dự án ODA ở cấp cơ quan chủ quản, chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án, đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý dự án có năng lực, trình độ chuyên môn cao.

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có trách nhiệm bố trí đủ vốn đối ứng để thanh toán theo dự toán được giao. Đồng thời, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để giải quyết các vướng mắc phát sinh.

Đối với chương trình/dự án cần điều chỉnh chủ trương đầu tư, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương điều chỉnh đầu tư.

Trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc điều chỉnh thời hạn giải ngân, phân bổ vốn theo các hiệp định vay đã ký, và các điều chỉnh khác của hiệp định vay (nếu phát sinh) theo quy định, tuân thủ Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công, Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 29/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài trong tình hình mới cho chi đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên.

Nhiều đơn vị tỷ lệ giải ngân đạt trên 80% kế hoạch

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân những tháng cuối năm đã có sự chuyển biến tích cực khi có nhiều bộ, ngành, địa phương giải ngân đạt trên 80% kế hoạch. Có 10 bộ, cơ quan trung ương và 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 90% kế hoạch vốn được giao như: Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (100%), Ngân hàng Chính sách xã hội (99,83%), Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (95,65%), Bộ Công thương (92,9%), Viện Khoa học xã hội Việt Nam (91,76%), Bộ Nội Vụ (90,97%), Bộ Xây dựng (90,39%), Tây Ninh (95,72%), Cao Bằng (93,51%), Nam Định (92,36%), Thái Nguyên (91,63%), Hải Dương (91,14%), Thái Bình (90,99%)...

Vân Hà

相关文章

最新评论