【ceara ce vs】WHO có đáng bị đổ lỗi và hệ quả từ quyết định cắt tài trợ của Trump

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 00:02:21 评论数:

Ngày 25/2,óđángbịđổlỗivàhệquảtừquyếtđịnhcắttàitrợcủceara ce vs Tổng thống Trump khen ngợi trên Twitter rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang "làm việc chăm chỉ và rất thông minh" trong phản ứng với dịch Covid-19. Tuy nhiên, hơn 1 tháng sau, nhà lãnh đạo Mỹ đã chuyển hướng cáo buộc cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc này phản ứng quá chậm chạp trước sự lan rộng của đại dịch Covid-19, đồng thời đưa ra khuyến cao sai lầm về lệnh cấm đi lại, cũng như thể hiện sự "thiên vị" đối với Trung Quốc.

who co dang bi do loi va he qua tu quyet dinh cat tai tro cua trump
WHO không hoàn hảo nhưng dường như không hoàn toàn sai, quyết định của ông Trump cắt ngân sách cho tổ chức này có thể tạo ra hệ quả khó lường. Ảnh: Reuters

Ngày 14/4, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tạm dừng đóng góp ngân sách cho tổ chức này. Câu hỏi đặt ra là WHO có đáng bị đổ hết cho toàn bộ sai lầm và hệ quả từ động thái bất ngờ này của Tổng thống Trump là gì?

WHO có đáng bị đổ lỗi hoàn toàn?

Có một thực tế không thể phủ nhận là WHO không phải một thể chế hoàn hảo nhưng tổ chức này có thể không đáng phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho sự phản ứng chậm của Mỹ với cuộc khủng hoảng y tế hiện nay.

Mỹ và Hàn Quốc đều xác nhận những ca mắc Covid-19 đầu tiên vào cùng 1 ngày, chưa đầy 2 tuần sau cảnh báo đầu tiên của WHO về bệnh viêm phổi lạ ở Trung Quốc do virus corona chủng mới, cùng họ với virus từng gây nên dịch SARS vào năm 2002-2003. Trong khi Hàn Quốc nhanh chóng phản ứng từ những ngày đầu và kiểm soát số ca mắc Covid-19 hiệu quả thì Mỹ hầu như không có phản ứng quyết liệt trong giai đoạn này.

Theo Washington Post, ngân sách hàng năm của WHO là 2,2 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với nhiều bệnh viện lớn ở Mỹ. WHO bị cáo buộc đã không cung cấp đầy đủ thông tin về đại dịch và tin tưởng vào những khẳng định của Trung Quốc một cách vô căn cứ nhưng trên thực tế, WHO không thể hoạt động ở các quốc gia thành viên nếu không có sự cho phép của nước đó và cũng không có quyền hạn để trừng phạt họ nếu không tuân theo các quy định của tổ chức này. Trên thực tế, WHO phụ thuộc vào sự hợp tác của các chính phủ đề bù đắp lại cho nguồn lực và thẩm quyền hạn chế của mình.

WHO không phải lúc nào cũng phản ứng hiệu quả với đại dịch nhưng tổ chức này là nơi để các quốc gia tìm thấy tiếng nói chung cũng như sự hợp tác khi đối mặt với một thách thức toàn cầu.

Sau khi Tổng thống Trump tạm dừng cấp kinh phí cho WHO, Thủ tướng New Zealand đã khẳng định rằng: "Vào thời điểm như khi chúng ta cần chia sẻ thông tin và cần có những khuyến cáo có thể tin tưởng thì WHO đã làm điều đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ và đóng góp cho tổ chức này".

Ngay cả Thủ tướng Australia Scott Morrison mặc dù ủng hộ những chỉ trích của Tổng thống Trump với WHO nhưng cũng cho rằng: "WHO là một tổ chức đã có những hoạt động quan trọng tại đây, trong khu vực của chúng tôi ở Thái Bình Dương và chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với họ".

Hệ quả từ việc Trump cắt ngân sách WHO

Mỹ là quốc gia đóng góp nhiều nhất cho WHO kể từ khi tổ chức này thành lập vào năm 1948 và hiện đóng góp cho tổ chức này gấp Trung Quốc khoảng 10 lần.

Brett Schaefer, một chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề quốc tế tại Quỹ Di sản cho biết số tiền Mỹ đóng góp cho WHO chiếm khoảng 15,9% toàn bộ ngân sách của tổ chức này.

"Nguồn quỹ này sẽ chưa bị ảnh hưởng bởi quyết định cắt giảm ngân sách cho WHO của Mỹ vẫn cần thời gian để thực hiện. Tuy nhiên, quyết định này sẽ ngay lập tức dẫn đến sự cắt giảm đáng kể nguồn quỹ của WHO tại những quốc gia đang phát triển, vốn phục thuộc nhiều vào sự hỗ trợ quốc tế để giải quyết các vấn đề y tế, đang chịu tác động của dịch Covid 19", chuyên gia này cho biết.

Chuyên gia Schaefer cũng khẳng định: "Mặc dù Mỹ đang cung cấp sự hỗ trợ đáng kể qua các kênh khác nhau nhưng việc cắt ngân sách cho WHO có thể gây nên tác động tiêu cực với nỗ lực chống Covid-19. Nhiều chuyên gia nhấn mạnh, nếu không có Mỹ, các quốc gia thành viên khác, vốn cũng đang chật vật đối phó với dịch Covid-19, sẽ không thể lấp đầy khoảng trống tài chính này sớm.

Jeremy Konyndyk, một chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu nhận định: "Đối với việc Mỹ cắt ngân sách của WHO, điều này có thể phản tác dụng với những lợi ích của Mỹ bởi Mỹ sẽ có lợi nếu virus SARS-CoV-2 được ngăn chặn ở mọi nơi. Chúng ta vẫn sẽ bị ảnh hưởng trừ khi virus này được ngăn chặn ở mọi nơi trên thế giới. WHO đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc này”.

Jack Chow, Đại sứ Mỹ tại chương trình HIV/AIDS toàn cầu dưới thời Tổng thống George W. Bush nói: "Dừng cấp kinh phí cho WHO đồng nghĩa với việc rút các cố vấn y tế khỏi những khu vực cần họ nhất khi virus SARS-CoV-2 lan rộng. Nếu dịch Covid-19 gia tăng ở những khu vực đói nghèo, đại dịch có thể kéo dài lâu hơn hàng tháng hoặc hàng năm và thậm chí là mãi mãi. Tạo nên một cuộc khủng hoảng trong một khủng hoảng sẽ làm suy yếu khả năng phản ứng toàn cầu trong giai đoạn bấp bênh hiện nay".

Rõ ràng, virus SARS-CoV-2 “không có hộ chiếu” và hơn lúc nào hết, thế giới cần chung tay đồng lòng đối phó với đại dịch này thay vì tạo thêm bất kỳ cuộc khủng hoảng nào trong cuộc chiến với “kẻ thù vô hình” khiến gần 2 triệu người trên thế giới mắc bệnh như hiện nay./.

最近更新