当前位置:首页 > Cúp C2 > 【nhận định kosovo】Hành trình đưa chim biển lên rừng

【nhận định kosovo】Hành trình đưa chim biển lên rừng

2025-01-10 00:32:57 [Nhà cái uy tín] 来源:Empire777

Sản lượng yến từ ngôi nhà nuôi yến đầu tiên của bác sĩ Huỳnh Kim Tiền cho thu hoạch 40kg trong 2 tháng

Các quốc gia có nghề nuôi chim yến phát triển lâu đời nhất trên thế giới phải kể đến Indonesia,đưachimbiểnlecircnrừnhận định kosovo Malaysia với thâm niên trên 70 năm. Ở đây, họ không chỉ có đảo yến ở vùng biển mà có những nhà yến ở các làng vùng cao. Điều đó đã thôi thúc bác sĩ Huỳnh Kim Tiền, nguyên Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bình Phước, phải tìm ra giải pháp đưa loài chim biển lên rừng, sau khi trở về từ chuyến tham quan làng nuôi yến thuộc Indonesia vào năm 2001. “Kết thúc chuyến đi, những câu hỏi: “Có yến đảo, tại sao không thể có nhà yến? Ở Indonesia có các làng nuôi yến trên vùng cao, vậy Bình Phước tại sao lại không thể? Và hành trình chinh phục giấc mơ “yến đảo” trên quê hương Bình Phước nhen nhóm trong tôi từ sau chuyến đi này” - bác sĩ Tiền cho biết.

“Dù được nuôi ở 2 tỉnh khác nhau nhưng khi mang tổ yến đi kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng, kết quả cho thấy chất lượng tổ yến như nhau, chỉ khác nhau về màu sắc của tổ yến. Về cơ bản gỗ để yến làm tổ cùng 1 loại, nguyên nhân dẫn đến màu sắc khác nhau do độ ẩm. Ở Khánh Hòa độ ẩm thấp và đều, còn ở Bình Phước độ ẩm cao, thay đổi trong ngày”.

Bác sĩ Huỳnh Kim Tiền


Duyên trùng duyên

Nghề khai thác tổ yến đã xuất hiện lâu đời ở Việt Nam. Tuy nhiên, nghề này không được khuyến khích phát triển. Vì việc thu hoạch tổ yến mang tính tự nhiên, chủ yếu trên các vách đá cheo leo ở các hoang đảo, nổi tiếng nhất là vùng biển đảo tỉnh Khánh Hòa. “Sinh ra và lớn lên ở xứ yến Khánh Hòa, tôi từng chứng kiến cảnh những người thợ phải leo từ hang động này đến hang động khác để khai thác những tổ yến bám chặt vào vách đá cheo leo. Để lấy được những tổ yến, đôi khi người thợ phải dùng đến nĩa; thậm chí dùng những cây sào dài có móc sắt, người dân quê tôi thường gọi họ là “dân sào chĩa”. Tôi cũng từng thấy yến mẹ dang rộng đôi cánh nhỏ, bay vút lên không trung rồi thất thần lao vào vách đá khi không thấy tổ và yến con sau một ngày kiếm mồi trở về. Để lại yến bố khản tiếng kêu than và lao đầu vào vệt máu nơi yến mẹ vừa rơi xuống. Phát triển các làng nuôi yến ở vùng cao là cách giảm việc khai thác yến tự nhiên, vừa hạn chế nguy hiểm cho người khai thác và hạn chế tổn thương cho loài chim yến quý giá này. Ở Việt Nam, trước đây chỉ có Khánh Hòa là nuôi yến, Công ty Yến Sào Khánh Hòa là đơn vị duy nhất do Nhà nước quản lý. Nuôi yến ở Khánh Hòa đã khó, nhưng để nuôi yến ở Bình Phước là vấn đề khó khăn hơn gấp bội lần” - bác sĩ Tiền chia sẻ.

Một góc khu phố Thanh Bình, phường Tân Bình là nơi có nhiều nhà dẫn dụ chim yến nhất trên địa bàn TP. Đồng Xoài

Có thể nói việc sinh ra tại xứ sở loài chim yến và được đến những ngôi làng nuôi yến ở vùng cao Indonesia là 2 mối duyên lớn nhất để bác sĩ này chọn mang loài chim xứ biển lên Bình Phước.

Ngôi nhà đầu tiên của loài chim biển 

Sau khi sưu tập được bộ âm thanh, đo nhiệt độ các khung giờ trong ngày tại khu vực mà chim yến sinh sống; năm 2002, ông Tiền đầu tư 50 triệu đồng mua âm ly, dàn phun nước, loa, ván đóng trần và tự tay thiết kế cho ngôi nhà yến đầu tiên. Với 40m2sàn, theo mô hình 2 trong 1, đây là mốc son đánh dấu nghề dẫn dụ chim yến bắt đầu hình thành trên đất Bình Phước. Sau 3 tháng, mới có 3 cặp chim yến đầu tiên đến làm tổ. Đến năm 2005, nhà yến đầu tiên đã cho thu hoạch với giá bán 1kg tổ yến thô 42 triệu đồng. Thành công từ nhà nuôi chim yến ban đầu, đến nay ông Tiền đã đầu tư xây dựng 10 nhà yến, trong đó tại Bình Phước 5 nhà và 5 nhà ở tỉnh Khánh Hòa. Hiện tất cả nhà yến đều cho thu hoạch, riêng nhà yến đầu tiên cho sản lượng cao nhất, trung bình 20kg tổ yến/tháng.  

Mốc son đánh dấu cho “yến đảo Bình Phước” ra đời từ năm 2002, khi bác sĩ Tiền đầu tư xây dựng căn nhà yến đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Đến nay, sau 20 năm trở về từ làng nuôi yến ở Indonesia, nghề nuôi yến ở Bình Phước phát triển rộng rãi, nhiều nhãn hiệu về sản phẩm yến ở Bình Phước vươn ra tầm phạm vi quốc gia. Bình Phước đã trở thành “đảo yến” ở vùng cao.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2015, toàn tỉnh có khoảng 178 hộ kinh doanh nhà dẫn dụ chim yến, tổng đàn ước khoảng 60.692 con, ước khoảng 18.174 tổ, trung bình mỗi tháng thu khoảng 27kg tổ yến thô. Năm 2017, ở 5 địa bàn Phước Long, Chơn Thành, Bù Gia Mập, Phú Riềng, Đồng Xoài có tổng 185 nhà dẫn dụ chim yến của 146 hộ với diện tích 32.062m2, sản lượng 49kg tổ yến/tháng. Đến ngày 31-8-2018, trên địa bàn Đồng Xoài có 168 cơ sở dẫn dụ chim yến. Phần lớn các cơ sở trên địa bàn là những công trình nhà ở gia đình tận dụng tầng trên cùng và tầng áp mái cải tạo lại để dẫn dụ chim yến. Thực tế hiện nay số lượng nhà dẫn dụ chim yến cao hơn nhiều lần so với con số thống kê của cơ quan chức năng.

Những trăn trở về loài chim biển

Có thể nói, ông Tiền là người nghiên cứu rất kỹ về loài chim yến, thậm chí có thời điểm ông đã xây dựng quy trình để ấp trứng chim yến. Nhưng quy trình này cũng đã thất bại.

“Tôi đã nghiên cứu rất kỹ về chim yến nhưng vẫn còn chưa làm rõ được tuổi thọ chim yến bao lâu, thức ăn ưa thích nhất của nó là gì, cách nó ăn trên không trung như thế nào, quy trình đẻ trứng, làm tổ ra sao và chết ở đâu?… Để nghề nuôi yến ở Bình Phước phát triển bền vững, cần sớm thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học nhằm bảo tồn và phát triển loài chim yến trên đất Bình Phước” - bác sĩ Huỳnh Kim Tiền chia sẻ

Trong danh sách những người lên Bình Phước nhận nhiệm vụ công tác trong những ngày đầu tách tỉnh vào năm 1997, bác sĩ Huỳnh Kim Tiền là người khởi đầu cho nghề nuôi chim yến ở Bình Phước phát triển và năm 2002 để lại dấu ấn mốc son đầu tiên trong hành trình xây dựng, phát triển nghề dẫn dụ chim yến trên địa bàn tỉnh. đến ngày 16-9-2020, Hội đồng tư vấn tỉnh Bình Phước đã tổ chức tuyển chọn cá nhân, tổ chức thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi chim yến tại tỉnh Bình Phước”. Đây là bước quan trọng làm cơ sở để xây dựng quy định quản lý, quy hoạch và hoàn thiện quy trình công nghệ để phát triển nghề nuôi chim yến bền vững trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, góp phần đưa nghề dẫn dụ nuôi chim yến vào trật tự, có chiến lược lâu dài, tránh tình trạng nhà yến tự phát mọc lên trong các khu dân cư gây ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读