发布时间:2025-01-25 23:36:45 来源:Empire777 作者:La liga
Bà đánh giá như thế nào về vị trí và vai trò của giới doanh nhân trong bối cảnh hiện nay?ỗidoanhnghiệpcầntìmraconđườngcủariêngmìkết quả bóng đá sáng hôm nay
Trong 1 thời gian dài doanh nhân chưa được đặt đúng trong hệ thống chính trị. Hiện giới doanh nhân đã được chính danh trong Hiến pháp. Gần đây nhất dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII cũng đã nêu ra vị trí này trong đó nhấn mạnh doanh nhân sẽ là đội ngũ có vai trò nòng cốt.
Tuy nhiên để việc đó trở thành hiện thực có nhiều việc phải làm, như nâng cao nhận thức của người dân về vị trí, vai trò của doanh nhân, coi đó như một nghề cần được tôn trọng, thúc đẩy tinh thần của doanh nhân, qua đó khơi dậy tính sáng tạo của một doanh nhân và lòng yêu nước của họ, làm lợi cho đất nước và bản thân.
Nói rằng doanh nhân đã đáp ứng kỳ vọng chưa, tôi nghĩ là có 2 mặt của vấn đề. Một là chúng ta trông chờ gì giới doanh nhân và hai là doanh nhân có thể làm gì. Như chúng ta hay nói, doanh nhân là nòng cốt trong công nghiệp hiện đại hóa, muốn làm được điều đó, bản thân chúng ta phải tạo ra được môi trường hết sức bình đẳng, không có sự phân biệt DN Nhà nước, DN tư nhân hay DN có vốn đầu tư nước ngoài. Điều đấy có nghĩa rằng họ phải tiếp cận các thị trường nhất là thị trường yếu tố đầu vào một cách bình đẳng. Thứ hai là tạo điều kiện để mọi DN sản xuất kinh doanh và đưa sản phẩm ra tiêu dùng xã hội và toàn cầu. Nghĩa là hỗ trợ cả đầu vào và đầu ra.
Tôi nghĩ rằng chỉ cần với những hỗ trợ đó thôi cũng đã đủ để DN phát triển rồi. Muốn như vậy thì Nhà nước phải có thể chế, pháp luật phù hợp thì DN mới khai phóng được nguồn năng lực của mình, có đủ sức sáng tạo, vươn lên.
Còn về phía bản thân DN đương nhiên phải có nỗ lực cá nhân. Trong bối cảnh hiện nay ý chí là chưa đủ, chúng ta đang nói đến kinh tế tri thức. Đó là bản thân DN cần không ngừng học hỏi để nâng cao năng lực hoạt động của DN. Trên thực tế, năng lực hoạt động của DN Việt Nam còn hạn chế nhất định, thể hiện qua năng suất lao động thấp. Muốn cải thiện năng suất lao động, bản thân DN phải có sự đầu tư về con người, công nghệ, tích lũy tài sản để có phương án tài chính đảm bảo khả thi cho sản xuất kinh doanh của mình. Cuối cùng là họ phải nhạy bén trong nắm bắt cơ hội thách thức để điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình hay còn nói là quản lý sự thay đổi.
Những yếu tố đó các DN Việt Nam hiện nay đang rất hạn chế, đặc biệt là muốn năng suất lao động cao thì họ phải có quy mô vừa lớn để đảm bảo tính hiệu quả, nhưng hiện các DN Việt Nam quy mô rất nhỏ chính vì thế bản thân DN phải có ý thức tăng quy mô và làm việc theo hoạt động căn bản có khoa học mới có thể quản lý DN theo nguyên tắc quản trị toàn cầu.
Nhiều chuyên gia cũng thể hiện mong muốn rằng Việt Nam cần có những DN dân tộc, có thương hiệu mang tầm quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, hiện nay nhiều khó khăn đang bủa vây DN như thiếu vốn, môi trường kinh doanh phức tạp... Bà bình luận gì về việc này?
Mỗi DN đều có đường đi của mình. Họ sẽ tìm ra cách đi của mình trong tất cả khó khăn đó. Như tôi vừa nói môi trường kinh doanh thuận lợi hoặc những yếu tố căn bản cũng chỉ là nền tảng chung để các DN hoạt động, còn cuối cùng DN phải tìm được nhu cầu của thị trường. Nếu anh biết được nhu cầu của thị trường và đáp ứng được thì sẽ phát triển. Chẳng hạn DN sản xuất một mặt hàng đơn giản như Kìm Nghĩa, sản phẩm đơn giản nhưng thị trường rộng lớn. Do đó, bản thân DN phải có chiến lược rõ về sản phẩm và phải có đường đi nước bước rõ ràng, còn Nhà nước vẫn phải cải thiện thủ tục hành chính để đơn giản nhất. Chính vì vậy Chính phủ đang xây dựng Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa để cho DN nhỏ và vừa lớn chứ không phải mãi mãi là DN nhỏ và vừa.
Nhiều doanh nhân chia sẻ họ đã quan tâm, đầu tư cho lớp con, cháu để xây dựng đội ngũ kế cận. Đây có phải một xu hướng đúng, thưa bà?
Đây là một xu hướng tốt. Theo nhận định, hiện nay người ta đang kỳ vọng ở Việt Nam có một tầng lớp trung lưu xuất hiện và những người này sẽ tạo ra một thị trường tiêu dùng rất lớn. Tầng lớp trung lưu này cũng sẽ đầu tư rất nhiều cho con cái và tạo ra được một đội ngũ doanh nhân trẻ trong tương lai để là người kế tục sự nghiệp của cha mẹ. Nếu thế hệ mới không theo nghề của bố mẹ cũng tự mình có một tinh thần kinh doanh tốt hơn so với bây giờ.
Tuy nhiên ở Việt Nam, có một điểm đáng tiếc là giáo dục kinh doanh ở bậc phổ thông và đại học còn yếu so với những nước khác trên thế giới. Chúng ta có một nền giáo dục tốt về tri thức của những môn khoa học căn bản nhưng còn khái niệm về kinh doanh thì ngay cả bậc đại học hay trong những trường nghề cũng chỉ được giới thiệu chung chung làm cho người ta nhận thức chưa đầy đủ về việc đây là một nghề và nghề đó có lợi ích như thế nào đối với cá nhân cũng như cộng đồng. Hơn nữa, ngay cả khi người trẻ không làm kinh doanh, những kiến thức cơ bản đó cũng là một hành trang quý, bởi nếu họ làm trong một DN thì họ cũng có thái độ ứng xử tốt hơn.
Xin cảm ơn bà!
相关文章
随便看看